Thứ năm, 09 Tháng 05 Năm 2024

Hình ảnh Hình ảnh

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 9,233
Tổng số trong ngày: 715
Tổng số trong tuần: 21,941
Tổng số trong tháng: 48,553
Tổng số trong năm: 825,808
Tổng số truy cập: 5,995,791

Phòng tư pháp Phòng tư pháp

|
Lượt xem:

LÃNH ĐẠO PHÒNG TƯ PHÁP

Trưởng phòng - Nguyễn Minh Hằng

CQ: 3.856.545

DĐ: 0982.965.799

Email: hangnm_tpbg@bacgiang.gov.vn

 

 

Phó Trưởng  phòng – Lương Văn Thường

CQ: 3.856.545

DĐ: 0968.969.008

Email: thuonglv_tpbg@bacgiang.gov.vn

 

 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy và mối quan hệ công tác của Phòng Tư pháp thành phố Bắc Giang

 

Điều 1. Vị trí, chức năng

1.   Phòng Tư pháp là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND thành phố, là cơ quan tham mưu, giúp UBND thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật thi hành án dân sự, chứng thực,hộ tịch, trợ giúp pháp lý, hoà giải ở cơ sở và công tác tư pháp khác theo quy định của pháp luật; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực công tác tư pháp theo sự uỷ quyền của UBND thành phố;

2.   Phòng Tư pháp chịu sự quản lý toàn diện, trực tiếp của UBND thành phố đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tư pháp tỉnh Bắc Giang.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

1.   Về công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

a)   Trình UBND thành phố ban hành các văn bản để tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ và pháp luật về quản lý công tác tư pháp trên địa bàn thành phố;

b)  Thẩm định và chịu trách nhiệm trước UBND thành phố về nội dung thẩm định các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do HĐND và UBND thành phố ban hành theo quy định của pháp luật.

c)   Tổ chức lấy ý kiến nhân dân về các dự án Luật, Pháp lệnh theo sự chỉ đạo của UBND thành phố và hướng dẫn của Sở Tư pháp;

d)  Rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật do HĐND và UBND thành phố ban hành.

cán bộ địa chính phường, xã và thực hiện một số nhiệm vụ khác do UBND thành phố phân công

2.   Về kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật:

a)   Giúp UBND thành phố tự kiểm tra văn bản do UBND thành phố ban hành; hướng dẫn UBND các phường, xã thực hiện kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật;

b)  Thực hiện kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND các phường, xã theo quy định của pháp luật; trình Chủ tịch UBND thành phố quyết định các biện pháp xử lý văn bản trái pháp luật theo quy định của pháp luật.

3.   Về phổ biến , giáo dục pháp luật

a)   Xây dựng, trình UBND thành phố kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm ở địa phương; tổ chức thực hiện kế hoạc đó sau khi được phê duyệt;

b)  Hướng dẫn kiểm tra việc xây dựng, quản lý và khai thác tủ sách pháp luật ở các phường, xã và các cơ quan, đơn vị trực thuộc thành phố theo quy định của pháp luật;

c)   Làm Thường trực hội đồng phối hợp  công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của thành phố;

d)  Thẩm định dự thảo hương ước, quy ước của thôn, cụm dân cư trước khi trình Chủ tịch UBND thành phố phê duyệt;

4.   Tổ chức triển khai thực hiện các quy định về công tác hoà giải trên địa bàn theo sự chỉ đạo của Sở tư pháp và UBND thành phố; tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ hoà giải ở địa phương theo hướng dẫn của cấp trên;

5.   Giúp UBND thành phố quản lý Nhà nước về công tác thi hành án dân sự ở địa phương theo quy định của pháp luật.

6.   Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động chứng thực của UBND các phường, xã; thực hiện chứng thực một số việc theo uỷ quyền của Chủ tịch UBND thành phố theo quy định của Pháp luật.

7.   Hướng dẫn, kiểm tra việc đăng ký và quản lý hộ tịch; quản lý sổ sách, biểu mẫu về hộ tịch theo quy định của pháp luật.

8.   Thực hiện trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách theo quy định của pháp luật.

9.   Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ về công tác tư pháp ở các phường, xã.

10.   Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của UBND thành phố và Sở Tư pháp.

11.Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật hoặc do UBND thành phố giao.

Điều 3. Cơ cấu tổ chức bộ máy

1. Phòng Tư pháp có Trưởng phòng; 01 đến 02  Phó trưởng phòng; thực hiện bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển theo quy định phân cấp quản lý hiện hành của UBND tỉnh Bắc Giang.

2. Đội ngũ cán bộ, chuyên môn: được bố trí theo từng lĩnh vực thực hiện nhiệm vụ của đơn vị.          

Điều 4. Mối quan hệ công tác

1.   Đối với Thành uỷ - UBND thành phố: Phòng Tư pháp chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo, trực tiếp và toàn diện của Thành uỷ - UBND thành phố trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và các nhiệm vụ khác được giao của đơn vị.

2.   Đối với Sở Tư pháp: Phòng Tư pháp là cơ quan cấp dưới theo ngành dọc, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tư pháp;

3.   Đối với các phòng, ban, đơn vị thuộc Thành uỷ, UBND thành phố:  Đảng uỷ và các tổ chức đoàn thể cơ quan UBND thành phố: Phòng Tư pháp có mối quan hệ phối hợp để thực hiện tốt nhiệm vụ; chấp hành sự lãnh đạo trực tiếp và thực hiện các Nghị quyết của Đảng uỷ, phối hợp thực hiện có hiệu quả kế hoạch, chương trình công tác của các đoàn thể nhân dân.

4.   Đối với UBND phường, xã: phòng Tư pháp phối hợp với UBND các phường, xã chỉ đạo hoạt động tư pháp, cùng các ngành chức năng và UBND các phường, xã tổ chức thi hành án dân sự theo quyết định của Toà án đối với công dân trên địa bàn phường, xã.

  Điều 5. Điều khoản thi hành

 Quá trình thực hiện và tình hình thực tiền theo yêu cầu nhiệm vụ công tác, UBND thành phố sẽ xem xét sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp./.