Thứ năm, 09 Tháng 05 Năm 2024

Hình ảnh Hình ảnh

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 9,895
Tổng số trong ngày: 1,246
Tổng số trong tuần: 22,472
Tổng số trong tháng: 49,084
Tổng số trong năm: 826,339
Tổng số truy cập: 5,996,322

Phòng Quản lý đô thị Phòng Quản lý đô thị

|
Lượt xem:

LÃNH ĐẠO PHÒNG QUẢN LÝ ĐÔ THỊ

Trưởng phòng - Lê Thị Kiểm

CQ: 3.855.614

DĐ: 0978.183.282

Email: kiemlt_tpbg@bacgiang.gov.vn

Phó trưởng phòng - Ngô Minh Sơn

CQ: 6.543.029

DĐ: 0983.204.040

Email: sonnm_tpbg@bacgiang.gov.vn

Phó trưởng phòng – Chu Thúc Tiến

CQ: 3.855.614

DĐ: 0912238089

Email: tienct_tpbg@bacgiang.gov.vn

Phó trưởng phòng - Triệu Tiến Đạt

CQ: 3.855.614

DĐ: 

Email: 

 

Về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy và mối quan

hệ công tác của phòng Quản lý đô thị thành phố Bắc Giang

 

 Điều 1. Vị trí, chức năng

1. Phòng Quản lý đô thị là cơ quan chuyên môn tham m­ưu, giúp UBND thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà n­ước về xây dựng; kiến trúc; quy hoạch xây dựng; phát triển đô thị; nhà ở và công sở; giao thông; hạ tầng kỹ thuật đô thị (gồm: cấp, thoát nước; vệ sinh môi trường đô thị; công viên, cây xanh; chiếu sáng; rác thải; bến, bãi đỗ xe đô thị).

2. Phòng Quản lý đô thị chịu sự chỉ đạo, quản lý toàn diện, trực tiếp của UBND thành phố, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở Xây dựng và Sở Giao thông vận tải.

Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn

         1. Trình UBND thành phố ban hành các quyết định, chỉ thị; các quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm; các chương trình, dự án đầu tư xây dựng trong các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành xây dựng, giao thông trên địa bàn; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước trong các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành xây dựng, giao thông.

2. Giúp UBND thành phố xây dựng kế hoạch để quy hoạch chi tiết từng khu vực và thẩm định các đồ án quy hoạch chi tiết theo sự phân cấp của UBND tỉnh, tham gia đóng góp ý kiến vào quy hoạch chung của thành phố do các ngành tỉnh xây dựng trình UBND tỉnh phê duyệt.

3. Phối hợp với các phòng, ngành chức năng, chính quyền phường, xã tuyên tuyền phổ biến hướng dẫn các cơ quan, đơn vị và nhân dân trên địa bàn thực hiện tốt những quy định của nhà nước, địa phương trong lĩnh vực quản lý và xây dựng đô thị, về trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường trên địa bàn.

4. Tham mưu UBND thành phố xây dựng, trình duyệt quy chế quản lý kiến trúc đô thị và quy hoạch xây dựng, các đề án, các biện pháp tăng cường quản lý đô thị trên địa bàn thành phố.

5. Giúp và chịu trách nhiệm trước UBND thành phố trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về quản lý đầu tư xây dựng, giao thông; quản lý chất lượng công trình xây dựng, giao thông theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của UBND cấp tỉnh.

6. Giúp UBND thành phố thực hiện việc cấp, gia hạn, điều chỉnh, thu hồi giấy phép xây dựng công trình và tham mưu các biện pháp xử lý liên quan đến xây dựng theo phân cấp của UBND cấp tỉnh.

7. Phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, thanh tra đối với tổ chức, cá nhân trong việc thi hành pháp luật thuộc ngành xây dựng, giao thông; báo cáo UBND thành phố xử lý hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý các trường hợp vi phạm; giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, thực hiện phòng chống tham nhũng, lãng phí trong ngành xây dựng theo quy định của pháp luật và phân công của UBND thành phố.

8. Giúp UBND thành phố trong việc tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách về nhà ở và công sở; quản lý quỹ nhà ở và quyền quản lý sử dụng công sở trên địa bàn huyện theo phân cấp của UBND cấp tỉnh; tổ chức thực hiện công tác điều tra, thống kê, đánh giá định kỳ về nhà ở và công sở trên địa bàn thành phố.

9. Giúp UBND thành phố tổ chức thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND cấp tỉnh; tổng hợp tình hình đăng ký, chuyển dịch quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng trên địa bàn thành phố.

10. Thực hiện việc thẩm định, trình duyệt thiết kế kỹ thuật thi công - dự toán, thiết kế bản vẽ thi công công trình trình UBND thành phố phê duyệt và thẩm định khối lượng hoàn thành các dự án thuộc ngành quản lý được UBND thành phố phân cấp.

11. Phối hợp với chính quyền phường, xã, Công ty Quản lý công trình đô thị tổ chức quản lý các cơ sở hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp thoát nước, điện chiếu sáng công cộng, công viên, cây xanh…đôn đốc việc kiểm tra, xử lý những hành vi vi phạm vệ sinh môi trường.

12. Phối hợp với các ngành thành phố, chính quyền phường, xã tổ chức quản lý các phương tiện tham gia giao thông trên địa bàn, sắp xếp các bãi đỗ xe, trạm đỗ xe qua đêm, nơi để xe, tổ chức xây dựng hệ thống biển báo hiệu, đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

13. Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, dữ liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước và hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của Phòng.

14. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và các chế độ, chính sách khác đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Phòng theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND thành phố.

15. Quản lý tài chính, tài sản của Phòng theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của UBND thành phố.

16. Thực hiện các nhiệm vụ khác về các lĩnh vực quản lý đô thị theo sự phân công, phân cấp hoặc uỷ quyền của UBND thành phố và theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Cơ cấu, tổ chức

1. Phòng Quản lý đô thị có Trưởng phòng và có từ 1 đến 2 Phó trưởng phòng; thực hiện việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển theo quy định hiện hành.

2. Đội ngũ cán bộ chuyên môn: Được bố trí theo lĩnh vực thực hiện nhiệm vụ của đơn vị.

Điều 4. Mối quan hệ công tác

1. Đối với Thành ủy - UBND thành phố: phòng Quản lý đô thị chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp và toàn diện của Thành ủy - UBND thành phố trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và các nhiệm vụ khác được giao của đơn vị.

2. Đối với các chuyên ngành: Phòng Quản lý đô thị chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Xây dựng và Sở Giao thông vận tải.

3. Đối với các phòng, ban đơn vị thuộc Thành ủy, UBND thành phố, Đảng ủy và các tổ chức đoàn thể cơ quan UBND thành phố: Phòng quản lý đô thị có mối quan hệ phối hợp để thực hiện tốt nhiệm vụ; chấp hành sự lãnh đạo trực tiếp và thực hiện các Nghị quyết của Đảng ủy, phối hợp thực hiện có hiệu quả kế hoạch, chương trình công tác của các đoàn thể nhân dân.

4. Đối với UBND các phường, xã: phòng Quản lý đô thị là cơ quan hướng dẫn, kiểm tra giám sát trong việc thực hiện chính sách pháp luật thuộc lĩnh vực Quản lý đô thị.

Điều 5. Điều khoản thi hành

1. Trưởng phòng Quản lý đô thị có trách nhiệm xây dựng quy chế làm việc của đơn vị và tổ chức thực hiện trên cơ sở xác định rõ chức trách, nhiệm vụ của từng cán bộ trong đơn vị.

2. Quá trình thực hiện và căn cứ tình hình thực tiễn theo yêu cầu nhiện công tác, UBND thành phố sẽ xem xét sửa đổi, bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp.