Thứ tư, 08 Tháng 05 Năm 2024

Hình ảnh Hình ảnh

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 14,476
Tổng số trong ngày: 4,100
Tổng số trong tuần: 20,104
Tổng số trong tháng: 46,716
Tổng số trong năm: 823,971
Tổng số truy cập: 5,993,954

PHÒNG NỘI VỤ PHÒNG NỘI VỤ

|
Lượt xem:

 

LÃNH ĐẠO PHÒNG NỘI VỤ

Trưởng phòng - Hồ Ngọc Quang

CQ: 3.854.850

DĐ: 0983.622.606

Email: quanghn_tpbg@bacgiang.gov.vn

Phó Trưởng phòng - Trần Nam Chinh

CQ: 3.511.216

DĐ: 0983.538.776

Email: chinhtn_tpbg@bacgiang.gov.vn

Phó Trưởng phòng - Nguyễn Văn Tuấn

CQ: 3.555.279

DĐ: 0914308019

Email: tuannv_tpbg@bacgiang.gov.vn

 

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy và mối quan hệ công tác của Phòng Nội vụ thành phố Bắc Giang

 

Điều 1. Vị trí, chức năng

1. Phòng Nội vụ là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND thành phố, là cơ quan tham mưu, giúp UBND thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: tổ chức, biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, cán bộ, công chức phường, xã, hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; dân tộc và thi đua khen thưởng.

2. Phòng Nội vụ có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND thành phố, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hưỡng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Nội vụ, Ban Dân tộc tỉnh.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Trình UBND thành phố các văn bản hưỡng dẫn về công tác nội vụ, tôn giáo, dân tộc, thi đua – khen thưởng, văn thư – lưu trữ trên địa bàn và tổ chức triển khai thực hiện theo quy định.

2. Trình UBND thành phố ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch; kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao.

3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phôe biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý được giao.

4. Về tổ chức, bộ máy:

a) Tham mưu giúp UBND thành phố ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố theo hưỡng dẫn của Sở Nộ vụ và Sở quản lý nghành;

b) Trình UBND thành phốquyết định hoặc đề nghị UBND thành phố trình cấp có thẩm quyền quyết định  thành lập, sáp nhập, giải thể các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố;

c) Xây dựng dề án thành lập, sáp nhập, giải thể các tổ chức sự nghiệp trình cấp có thẩm quyền quyết định;

d)  Tham mưu giúp Chủ tịch tỉnh UBND thành phố quyết định thành lập, giải thể, sáp nhập các tổ chức phối hợp liên nghành cấp thành phố theo quy định của Pháp luật.

5.  Về quản lý và sử dụng biên chế hành chính, sự nghiệp:

a) Tham mưu giúp UBND thành phố phân bổ chỉ tiêu biên chế hành chính sự nghiệp hàng năm cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc;

b) Giúp UBND thành phố hưỡng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng biên chế hành chính sự nghiệp;

c)  Giúp UBND thành phố tổng hợp chung việc thực hiện các quy định về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ quan chuyên môn; tổ chức sự nghiệp thành phố và UBND phường, xã.

6. Về công tác xây dựng chính quyền:

a) Giúp UBND thành phố và các cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực hiện việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND theo phân công cảu UBND thành phố và hưỡng dẫn của UBND tỉnh, Sở Nọi vụ;

b) Thực hiện các thủ tục để nghị CHủ tịch UBND thành phố phê chuẩn các chức danh lãnh đạo của UBND phưỡng, xã; giúp UBND thành phố trình UBND tỉnh phê chuẩn các chức danh bầu cử theo quy định của Pháp luật;

c) Tham mưu, giúp UBND thành phố xây dựng dề án thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính trên địa bàn trình HĐN thành phố thông qua trước khi trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Chịu trách nhiệm quản lý hổ sơ, mốc, chỉ giới, bản đổ địa giới hành chính của thành phố.

7 Giúp UBND thành phố trong việc hưỡng dẫn, kiểm tra tổng hợp báo cáo việc thực hiện Pháp luật về dân chủ cơ sở đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, phường, xã trên địa bàn thành phố.

8. Về cán bộ, công chức, viên chức:

a) Tham mưu giúp UBND thành phố trong việc tuyể dụng, sử dụng, điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật, thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức (theo phân cấp của nhà nước và của tỉnh). Hưỡng dẫn và kiểm tra công tác quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước và cán bộ, công chức phường, xã;

b) Thực hiện việc tuyển dụng, quản lý và thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức và cán bộ không chuyên trách phường, xã; cán bộ y tế cơ sở, khuyến nông cơ sở theo phân cấp.

9. Về cải cách hành chính:

a) Giúp UBND thành phố triển khai, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan chuyên môn thành phố và UBND phường, xã thực hiện công tác cải cách hành chính ở địa phương;

b) Tham mưu, giúp UBND thành phố về chủ trương, biện pháp đẩy mạnh cải cách hành chính trên địa bàn thành phố;

c) Tổng hợp công tác cải cách hành chính ở địa phương báo cáo UBND thành phố và UBND tỉnh.

10. Giúp UBND thành phố thực hiện quản lý nhà nước về tổ chức hoạt động của hội và tổ chức phi chính phủ trên địa bàn.

11. Về công tác văn thư – lưu trữ:

a) Hưỡng dẫn, kiểm tra các cơ quan, đơn vị trên đại bàn thành phố chấp hành chế độ, quy định của pháp luật về công tác văn thư, lưu trữ;

b) Hưỡng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ về thu nhập, bảo quản và tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ đối với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố và Lưu trữ thành phố.

12. Về công tác tôn giáo:

a) Giúp UBND thành phố chỉ đạo, hưỡng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo và công tác tôn giáo trên đại bàn;

b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn thành phố để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tôn giáo trên đại bàn theo phân cấp của UBND tỉnh theo quy định của Pháp luật.

13. Về công tác Dân tộc:

a) Giúp UBND thành phố trong việc tổ chức thực hiện các chính sách dân tộc; các dự án, chương trình phát triển kinh tế - xã hội đối với đồng bào dân tộc trên địa bàn thành phố; công tác định canh, định cư đối với đồng bào dân tôc thiểu số;

b) Phối hợp với cơ quan chuyên môn thành phố và các đoàn thể tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách và vận động đồng bào dân tộc thiểu sổ thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của đảng và các quy định của pháp luật.

14. Về công tác thi đua, khen thưởng:

a) Tham mưu, đề xuất với UBND thành phố tổ chức các phong trào thi đua và triển khai thực hiện chính sách khen thưởng của Đảng và Nhà nước trên địa bàn thành phố; làm nhiệm vụ thường trực của Hội đồng thi đua – Khen thưởng thành phố;

b) Hưỡng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch, nội dung thi đua, khen thưởng trên địa bàn thành phố; xây dựng, quản lý và sử dụng Quỹ thi đua, khen thưởng theo quy định của pháp luật.

15. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết các khiếu nại, tố cáo và các xử lý vi phạm về công tác nội vụ, công tác dân tộc, tôn giáo, thi đua, khen thưởng, văn thư – lưu trữ theo thẩm quyền.

16. Thực hiện công tác thống kế, thông tin, báo cáo Chủ tịch UBND thành phố và Giám đốc Sở nội vụ về tình hình, kết quả triển khai công tác Nội vụ, dân tộc, tôn giáo, thi đua – khen thưởng, văn thư – lưu trữ trên địa bàn thành phố.

17. Tổ chức triển khai, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước về công tác nội vụ, dân tộc, tôn giáo thi đua – khen thưởng, văn thư – lưu trữ trên địa bàn thành phố.

18. Quản lý tổ chức, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Phòng Nội vụ theo quy định của pháp luật và theo phân cấp của UBND thành phố.

19. Quản lý tài chính, tài sản của Phòng Nội vụ theo quy định của pháp luật và theo phân cấp của UBND thành phố.

20. Giúp UBND thành phố quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND phường, xã về công tác nội vụ và các lĩnh vực công tác khác được giao trên cơ sở quy định của pháp luật và theo hưỡng dẫn của Sở nội vụ.

21. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của UBND thành phố.

Điều 3. Cơ cấu tổ chức bộ máy và biên chế

1. Phòng Nội vụ có Trưởng phòng; không quá 02 Phó trưởng phòng và công chức.

a)  Trưởng phòng Nội vụ chịu trách nhiệm trước UBND, chủ tịch UBND thành phố và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và toàn bộ hoạt động của phòng. Trực tiếp phụ trách công tác tổ chức, cán bộ công chức, viêc chức nhà nước và công tác xây dựng chính quyền.

b)  Phó trưởng phòng giúp trưởng phòng phụ trách và theo dõi một số mặt công tác; chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Khi Trưởng phòng vắng mặt một Phó trưởng phòng được Trưởng phòng uỷ nhiệm điều hành các hoạt động của phòng.

c) Việc bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, miễn nhiệm, thực hiện chế độ chính sách đối với Trưởng phòng, Phó trưởng phòng do Chủ tịch UBND thành phố quyết định theo quy định của pháp luật.

d) Công chức chuyên môn: Giúp và chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Trưởng phòng, Phó trưởng phòng về thực hiện nhiệm vụ được phân công.

   2.Biên chế: Biên chế của Phòng Nội vụ do Chủ tịch UBND thành phố quyết định trong tổng biên chế hành chính của thành phố được giao hàng năm.

Điều 4. Mối quan hệ công tác

1. Đối với Thành uỷ - UBND thành phố: Phòng Nội vụ chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo, trực tiếp và toàn diện của Thành Uỷ - UBND thành phố trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và các nhiệm vụ khác được giao của đơn vị.

2. Đối với các Sở chuyên nghành: Phòng Nội vụ chịu sự chỉ đạo, hưỡng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Nội vụ và Ban Dân tộc tỉnh.

3. Đối với các phòng, ban, đơn vị thuộc Thành uỷ, UBND thành phố; Đảng uỷ và các tổ chức đoàn thể cơ quan UBND thành phố: Phòng Nội vụ có mối quan hệ phối hợp để thực hiện tốt nhiệm vụ; chấp hành sự lãnh đạo trực tiếp và thực hiện các Nghị quyết của Đảng uỷ, phối hợp thực hiện có hiệu quả kế hoạch, chương trình công tác của các đoàn thể nhân dân.

4. Đối với UBND các phường, xã: Phòng Nội vụ là cơ quan hưỡng dẫn, kiểm tra thực hiện nhiệm vụ trong công tác nội vụ, dân tộc, tôn giáo, thi đua – khen thưởng, văn thư – lưu trữ.

Điều 5. Điều khoản thi hành

1. Trưởng phòng Nội vụ thành phố có trách nhiệm xây dựng quy chế làm việc và tổ chức thực hiện trên cơ sở phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng công chức trong đơn vi.

          2. Quá trình thực hiện và tình hình thực tiền theo yêu cầu nhiệm vụ công tác, UBND thành phố sẽ xem xét sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp./.