Thứ tư, 08 Tháng 05 Năm 2024

      Thông tin cần biết

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

User Online: 12,618
Total visited in day: 4,876
Total visited in Week: 20,880
Total visited in month: 47,492
Total visited in year: 824,747
Total visited: 5,994,730

Đền Xương Giang - Công trình văn hóa tâm linh trong quần thể di tích lịch sử "Địa điểm chiến thằng Xương Giang"

|
Views:
dark-mode-label OFF
Font size: A- A A+
Đọc bài viết
Bắc Giang - vùng đất địa linh nhân kiệt, được ví như là phên dậu phía Bắc của quốc gia Đại Việt. Đây là vùng đất cổ, có bề dày lịch sử dựng nước và giữ nước, là nơi có nhiều địa danh gắn với những chiến công vang dội chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Một trong những địa danh quan trọng là Chi Lăng - Xương Giang, cách đây tròn 590 năm (năm 1427), nơi đây đã diễn ra trận quyết chiến chiến lược của quân và dân Đại Việt. Chiến thắng Xương Giang là đỉnh cao nghệ thuật quân sự “Lấy ít thắng nhiều, lấy yếu đánh mạnh” và có ý nghĩa quyết định thắng lợi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi - Nguyễn Trãi lãnh đạo, đã chấm dứt 20 năm thống trị, đô hộ bạo tàn của triều đình nhà Minh. Đây là một trong những trang sử chống ngoại xâm bất diệt của dân tộc ta, được ghi bằng chữ vàng chói lọi, được ví ngang tầm với chiến thắng Bạch Đằng , Rạch Gầm - Xoài Mút, Ngọc Hồi - Đống Đa, Điện Biên Phủ, Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 …Với giá trị, ý nghĩa to lớn về lịch sử, ngày 22/01/2009, di tích “Địa điểm chiến thắng Xương Giang” tại thành Xương Giang được Bộ VHTTDL công nhận xếp hạng là Di tích lịch sử cấp Quốc gia.

Sau khi được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch quyết định xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc. Để bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị lịch sử chiến thắng Xương Giang, xây dựng khu di tích thành điểm đến của du lịch Bắc Giang, góp phần giới thiệu, quảng bá tầm vóc, ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Xương Giang, thành phố Bắc Giang đã quan tâm tới công tác quy hoạch, đầu tư kinh phí xây dựng các hạng mục của dự ánBảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích Chiến thắng Xương Giang, tỉnh Bắc Giang”, trong đó có hạng mục Đền Xương Giang. Sau hơn 01 năm triển khai thực hiện, Đền Xương Giang đã hoàn thành vào đúng dịp thành phố tổ chức Lễ hội kỷ niệm 590 năm chiến thắng Xương Giang năm 2017. Đây là biểu tượng về sự tri ân, tình cảm của nhân dân Bắc Giang đối với các bậc tiền nhân, anh hùng nghĩa sỹ, các thế hệ ông cha đi trước và là một công trình văn hoá có ý nghĩa chính trị, lịch sử có sâu sắc của tỉnh và thành phố Bắc Giang.

Du khách thập phương về dự lễ hội Xương Giang

Theo các tư liệu lịch sử, tại thành Xương Giang có 1 ngôi đền cổ nằm ở phía Tây Bắc. Đến những năm 1970 -1980 ngôi đền đã bị đổ nát. Sau này người dân địa phương có dựng lại một ngôi đền nhỏ chừng 6m2 trên nền đất cũ và lập ban thờ tại đây; người dân địa phương cũng tìm lại tấm bia cũ của đền và dựng ở phía trước bên trái của ngôi đền với mục đích lưu giữ về di tích cổ xưa của thành Xương Giang. Mong ước của người dân về một diện mạo đàng hoàng, khang trang to đẹp bấy giờ vẫn còn để ngỏ. Với mục đích tôn thờ, ca ngợi công đức của cao tổ hoàng đế Lê Lợi và vinh danh những vị hiền thần đã có công trong Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang, sau nhiều đợt khảo sát, nghiên cứu các di chỉ khảo cổ học địa điểm chiến thắng Thành Xương Giang, UBND tỉnh Bắc Giang phê duyệt quyết định xây dựng Đền Xương Giang trên tổng diện tích khu di tích Xương Giang là 10 ha, các hạng mục công trình tính từ ngoài vào trong theo trục dọc đăng đối với khuôn viên cây xanh gồm: Cổng tam quan; Nghi môn, bình phong; Tả vu, Hữu vu; Lầu chuông, Lầu trống; Sân chính. Đền Xương Giang gồm: Tòa tiền tế, Tòa thiêu hương, Tòa chính cung.

 

Cổng Đền Xương Giang

Việc khánh thành và hoàn thiện Đền Xương Giang có ý nghĩa to lớn với nhân dân Bắc Giang, đây là công trình văn hóa tâm linh có ý nghĩa lịch sử, chính trị, là nơi để thế hệ hôm nay và mai sau thể hiện sự tôn kính, ghi nhớ công ơn của các bậc tiền nhân. Chủ tịch UBND thành phố Bắc Giang Mai Sơn nhấn mạnh: “Với truyền thống về bề dày lịch sử vốn có, Đền Xương Giang là công trình có ý nghĩa đặc biệt trong đời sống của nhân dân thành phố nói riêng và của tỉnh nhà nói chung, thể hiện sự tôn kính, khắc ghi công ơn của Thái tổ Cao Hoàng đế Lê Lợi cùng các bậc hiền tài, nghĩa sỹ và người dân Xương Giang đã chiến đấu anh dũng, hy sinh trên mảnh đất lịch sử hào hùng, qua đó khơi dậy, cổ vũ sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy nội lực của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân thành phố phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu trong quá trình xây dựng tỉnh Bắc Giang ngày càng phát triển”.

Trải qua 590 năm nhưng khí thế chiến thắng Xương Giang vẫn còn hiện hữu, là niềm tự hào, nguồn động viên to lớn với người dân nơi đây. Việc đầu tư nâng cấp, xây dựng các hạng mục di tích Đền Xương Giang làm nức lòng người dân thành phố nói riêng và những người con Bắc Giang nói chung, thể hiện đậm nét truyền thống uống nước nhớ nguồn, tôn vinh các bậc tiền nhân đã ngã xuống cho vùng đất. Diện mạo to đẹp, đàng hoàng hơn trên nền đất linh thiêng xưa như để nhắc nhở thế hệ hôm nay và con cháu mai sau phải ra sức giữ gìn, để những giá trị tốt đẹp của lịch sử, của cha ông để lại mãi mãi trường tồn”.

 

Có thể nói rằng, Đền Xương Giang nằm ở trung tâm thành phố Bắc Giang, có vị trí địa lý giao thông thuận lợi. Từ Đền Xương Giang, chúng ta có thể đi thăm quan các khu di tích trong địa bàn thành phố (như di tích chùa Kế, Nghè Cả; Đình Vĩnh Ninh; Đền bà chúa kho. chùa Thành, Chùa Vẽ, Đền thờ Việp quận công Hoàng Ngũ Phúc, địa điểm Nhà yêu nước Nguyên Khắc Nhu…). Đồng thời, đây cũng chính là địa chỉ kết nối các tour du lịch của các huyện trong tỉnh (di tích chùa Bổ Đà huyện Việt Yên, di tích Chùa Vĩnh Nghiêm huyện Yên Dũng, di tích Suối Mỡ huyện Lục Nam; cây dã hương ngàn năm tuôi, huyện Lạng Giang…); kết nối các tour du lịch với các tỉnh như Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hải Dương, Thái Nguyên….

 

Lễ cắt băng khánh thành Đền Xương Giang và kỷ niệm 590 năm chiến thắng Xương Giang

Năm 2017, thành phố Bắc Giang long trọng tổ chức Lễ hội kỷ niệm 590 năm chiến thắng Xương Giang và khánh thành Đền Xương Giang. Lễ hội là dịp để chúng ta ghi nhớ truyền thống, lịch sử hào hùng của dân tộc, đồng thời là dịp để chúng ta giới thiệu với đông đảo nhân dân, du khách gần xa về mảnh đất lịch sử - văn hiến - cách mạng - anh hùng, về con người Bắc Giang thân thiện và mến khách.

Màn sử thi tái hiện “Chiến thắng Xương Giang” năm xưa

Nghi thức “Rước kiệu” trong Lễ hội

Trình diễn thư pháp tại Lễ hội

 

Thi đấu Kéo co tại lễ hội

 

Kiến trúc nghệ thuật đặc sắc của đền Xương Giang

|
Views:
dark-mode-label OFF
Font size: A- A A+
Đọc bài viết
(BGĐT)- Đền Xương Giang, TP Bắc Giang là công trình kiến trúc đặc sắc, thuộc khu vực thành Xương Giang trong chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang năm 1427. Công trình là sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc thời Hậu Lê với những chi tiết độc đáo thời hiện đại.

Với mục đích tôn thờ, ca ngợi đức cao tổ hoàng đế Lê Lợi và vinh danh những vị hiền thần đã có công trong chiến thắng Chi Lăng- Xương Giang (1427), sau nhiều đợt khảo sát và qua nghiên cứu các di chỉ khảo cổ học địa điểm chiến thắng Xương Giang, UBND tỉnh Bắc Giang đã quyết định xây dựng ngôi đền Xương Giang tại phường Xương giang, TP Bắc Giang. 

Theo đó, tổng diện tích khu di tích lịch chiến thắng Xương Giang là 10 ha. Sau hơn một năm triển khai thực hiện (từ tháng 11-2015) đến nay, đền Xương Giang hoàn thành gồm 3 tòa: Tiền bái, Thiêu hương và Chính cung.

 


Cổng tam quan uy nghi, bề thế với 3 lối vào.

 


Nghi môn bằng đá được thể hiện theo lối tứ trụ kình thiên, bốn cột đá chống trời uy nghi, trầm mặc. Bức bình phong đá sau nghi môn có ý nghĩa để ngăn tà khí, đón gió lành.

 

 

Bước đến toà Tiền tế ta sẽ được chiêm ngưỡng các kiến trúc theo phong cách thời Lê Nguyễn với đường nét chạm khắc tinh tế.

 

 

Đỉnh đồng trong tòa Thiêu hương mang ý nghĩa thần khí thông linh, tượng trưng cho sự uy nghiêm của nơi thờ tự. Hương trầm trong đỉnh lan tỏa nhẹ nhàng khắp nơi thờ tự tạo nên không gian linh thiêng, thuần khiết.

 

 

 
Bàn thờ Thái tổ cao hoàng đế Lê Lợi trong tòa Chính cung, tại ban thờ có vua Lê Lợi ở tư thế ngồi, tượng đặt trên bệ đá dáng tượng uy nghi mà vẫn nhân từ, đức độ.

 

 

 
Lầu chuông được thiết kế theo lối chồng diêm, tất cả gồm có 16 cột lớn nhỏ. Có hai lớp nền và một cầu thang gỗ 3 bậc lên xuống. Trên lầu treo đồ tế khí "chuông".

 

 

Lầu trống, được thiết kế theo lối chồng diêm. Có hai lớp nền và một cầu thang gỗ 3 bậc lên xuống. Trên lầu treo đồ tế khí "trống".

 

 

Một lối hành lang ở tòa Tiền bái với nghệ thuật chạm khắc cột đá tinh xảo, bắt mắt với hình ảnh "Tứ linh" linh thiêng.

 

 

Công trình được thiết kế mang tính nhân văn thể hiện ở việc thiết kế lối đi cho người khuyết tật. Đây là chi tiết đặc sắc mà chưa một công trình nào có được.

 

 

 
Với sự bề thế, uy nghi và độc đáo đền Xương Giang ngày càng thu hút  nhiều khách thập đến tham quan.

Đền Phủ (Đền bà chúa kho) thành phố Bắc Giang

|
Views:
dark-mode-label OFF
Font size: A- A A+
Đọc bài viết
Đền Phủ hay Đền Bà Chúa Kho - là di tích tọa lạc tại số 263 đường Nguyễn Văn Cừ, tổ dân phố Tiền Giang, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Bắc Giang. Di tích được công nhận xếp hạng Di tích Lịch sử - văn hóa cấp tỉnh tại Quyết định số 10/QĐ-UBND ngày 06/01/2012.

 

Cổng vào Đền Phủ

 

Căn cứ vào khảo sát thực tế di tích, các tài liệu hiện vật còn liên quan cho biết: Đền Phủ được xây dựng từ lâu đời, ở cạnh cơ quan hành chính của phủ Lạng Giang, trấn Kinh Bắc xưa và dinh tuần phủ Bắc Giang sau này đóng ở đó nên ngôi đền được mang tên là Đền Phủ. Khi đó, Đền Phủ có quy mô bề thế, bố cục mặt bằng theo kiểu nội công ngoại quốc, gồm có tiền tế 5 gian và hậu cung. Phía trước tiền sảnh được xây dựng 2 tòa gác chuông ở hai bên; trong đền có tượng thờ Bà Chúa Kho, tượng Tiên Đồng, Ngọc nữ bằng sơn son thếp vàng lộng lẫy; trước khoảng sân rộng là nghi môn, kiến trúc công phu; phía Nam đền có một cây xanh rất to, cành rễ tỏa rộng cả một vùng, tán cây che kín tới 3-4 phần ngôi đền, cò vạc thường kéo nhau về trú ngụ… Trải qua bao biến thiên của lịch sử, đến năm 2008, Đền Phủ được trao lại cho nhân dân địa phương để phục hồi thờ phụng. Được sự phát tâm công đức của nhân dân, năm 2010 đền được tu bổ, phục hồi khang trang với quy mô, diện tích nhỏ hơn xưa. Việc đánh giá di tích Đền Phủ không chỉ nhìn vào quy mô kiến trúc, vẻ bề ngoài mà phải đi sâu tìm hiểu phần giá trị hàm chứa bên trong đó, có như vậy mới thấy hết được giá trị lịch sử lớn lao của di tích.

Theo sách Bà Chúa Kho Thành hoàng làng (Giảng Võ - NXB Văn hóa dân tộc -  Hà Nội) của Hoàng Hồng Cẩm ghi lại, sự tích về Bà Chúa Kho được lưu truyền như sau: Vào đời nhà Trần, có nàng Lý Thị Châu (Châu Nương) là con gái của Điện hộ binh lương - chuyên việc giữ kho tàng cho binh lính Lý Quýnh, quê gốc ở làng Cổ Pháp (nay là làng Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Lớn lên, Châu Nương có tài lại có sắc, được cha cho theo học ở phường Bích Câu - kinh thành Thanh Long. Cô thường giúp cha việc sổ sách kho tàng hàng ngày, lâu dần quen thuộc cách thức và thông thạo mọi việc. Năm 22 tuổi, Châu Nương lấy một viên quan họ Trần Thái Bảo, làm chức Đốc Bộ ở Hoan Châu (Nghệ Tĩnh). Năm 1285, giặc Nguyên Mông bành trướng thế lực xuống phía Nam. Trần Thái Bảo được lệnh đem quân chống giặc. Bà Châu Nương tự nguyện lo lắng việc chỉ huy quân phòng ngự bảo vệ kho tàng. Mặc dù giặc mấy lần tập kích song kho tàng vẫn được bảo vệ chu đáo và việc tiếp tế cho quân sĩ cũng được bà lo liệu đầy đủ. Cũng chính thời gian này, Châu Nương cải trang thành nam giới để đốc xuất tướng sĩ chống trả mãnh liệt, khiến cho quân địch bị hao binh tổn tướng. Do có công lớn, chồng bà được phong chức Tiền quân dực thánh bảo vệ nhà Vua, vợ phụ trách toàn bộ kho tàng của nhà nước. Trong cuộc xâm lược lần thứ ba của quân Nguyên Mông, Trần Thái Bảo chiến đấu dũng cảm và hy sinh. Vua tôi nhà Trần rút về Thiên Trường, Châu Nương ở lại lo việc cất giấu binh lương và không may sa vào tay giặc, bà đã quyên sinh để giữ tròn danh tiết. Khi giặc Nguyên bị quét sạch, nhà vua bình công khen thưởng đã truy tặng Châu Nương chức “Quản trưởng Quốc khố Công Chúa” (bà chúa giữ kho của quốc gia). Ở một số nơi trên cả nước, bà được người dân lập đền thờ cúng. Tại chiến tuyến chống quân Nguyên Mông trên sông Nhật Đức (sông Thương), kho đụn được đặt ở phố Tiền Môn, Phủ Lạng Thương. Với nhiều công lao, sau khi bà mất, nhân dân nơi đây đã xây Đền Phủ để tưởng nhớ công ơn.

 

Chân dung Bà Chúa Kho -  Lý Thị Châu (Châu Nương)

 

Hàng năm, để tưởng nhớ công ơn to lớn của Bà, nhân dân địa phương long trọng tổ chức lễ hội tại di tích đền Phủ . Đây được coi là ngày lễ tưởng nhớ đến ngày sinh của Bà Chúa. Lễ hội cũng là dịp để giáo dục các thế hệ con cháu lòng tự hào dân tộc, tinh thần uống nước nhớ nguồn, tri ân những bậc tiền nhân đã hy sinh thân mình cho sự bình yên của đất nước. Lễ hội đền Phủ được tổ chức vào ngày 11 và 12 tháng Hai âm lịch. Ngoài ra, còn có lễ tưởng nhớ ngày hóa của Bà Chúa vào 20 tháng 7 âm lịch (ngày lễ này có quy mô nhỏ, chỉ có nhân dân sở tại tổ chức các nghi thức tế lễ, dâng hương). Lễ hội chính thức vẫn được coi là lễ hội xuân vào tháng 2, trong những ngày hội này, nhân dân trong khu vực cùng khách thập phương đều về đền thật đông đúc làm lễ tế trang nghiêm và vui hội. Phần lễ dâng lên kính Bà Chúa được quy định phải có một con lợn quay và một cỗ xôi trắng to để lên bàn khênh vào chính điện. Lễ là do nhà đền sắm. Các đoàn về dự hội cũng sửa lễ lợn quay và xôi trắng. Lễ xong, mâm lễ được tán cho dân thụ lộc. Sau khi kết thúc các phần nghi lễ của hội, Ban tổ chức hội tổ chức các trò chơi dân gian như: chọi chim, cờ tướng và giao lưu bóng bàn… Đặc biệt, thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội, các văn bản chỉ đạo - hướng dẫn của thành phố, Ban tổ chức lễ hội Đền Phủ đã quản lý chặt chẽ và nghiêm cấm các trò chơi không lành mạnh, cờ bạc trá hình hay các biểu hiện mê tín dị đoan…Có thể thấy, lễ hội Đền Phủ là một nét sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng hết sức ý nghĩa đối với Đảng bộ chính quyền và nhân dân địa phương; vì vậy việc duy trì tổ chức lễ hội hàng năm đã góp phần gìn giữ cũng như tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của người dân địa phương nói riêng, của dân tộc Việt Nam nói chung; đồng thời cũng thu hút hàng ngàn du khách ở các nơi như: Lạng Sơn, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nội, Nam Định … về đây thăm quan, tạ lễ và cầu may tại Đền Phủ - Đền Bà Chúa Kho vào những ngày đầu xuân và những ngày rằm, ngày lễ, dịp cận Tết.

 

 

Màn biểu diễn trống trong Lễ hội Đền Phủ

 

Thi đấu Bóng bàn trong Lễ hội Đền Phủ

 

Để di tích lịch sử - văn hóa Đền Phủ trở thành một trong những địa chỉ kết nối hoạt động du lịch tâm linh trong và ngoài tỉnh Bắc Giang, là một trong những điểm đến đầu tiên của du khách khi muốn tham quan, du lịch tại tỉnh Bắc Giang, năm 2016, UBND thành phố đã giao cho UBND phường Hoàng Văn Thụ xây dựng Đề án mở rộng di tích lịch sử - văn hóa Đền Phủ. Hiện nay, Đề án đang từng bước hoàn thiện, trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt để có thể triển khai thực hiện trong thời gian sớm nhất.

 

Du khách về với Đền Phủ

 

Phòng Tài chính - kế hoạch

|
Views:
dark-mode-label OFF
Font size: A- A A+
Đọc bài viết

LÃNH ĐẠO PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ HOẠCH

Trưởng phòng - Trần Văn Thanh

CQ: 3.854.939

DĐ: 0918.082.689

Email: thanhtv_tpbg@bacgiang.gov.vn

Phó Trưởng phòng - Nguyễn Quang Dũng

CQ: 3.821.129

DĐ: 0942.577.666

Email: dungnq_tpbg@bacgiang.gov.vn

Phó Trưởng phòng - Nguyễn Duy Hùng

CQ: 3.821.129

DĐ: 0984089537

Email: hungnd_tpbg@bacgiang.gov.vn

 

 

VỀ CHỨC NẰNG, NHIỆM VỤ, QUYÊN HẠN, CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC CỦA 

PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ HOẠCH THÀNH PHỐ BĂC GIANG

 

Điều1. Vị trí, chức năng

1.Phòng Tài chính – Kế hoạch thành phố là cơ quan chuyên môn, tham mưu giúp UBND thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực Tài chính, Kế hoạch và đầu tư, đăng ký kinh doanh trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật.

2.Phòng Tài chính – Kế hoạch chịu sự chỉ đạo của, quản lý toàn diện, trực tiếp của UBND thành phố, đồng thời chịu sự chỉ đạo , hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tài chính , Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn

1. Tham mưu giúp UBND thành phố điều hành kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, thực hiện chính sách về tài chính, giá cả, các chính sách kinh tế- xã hội do nhà nước ban hành; tham mưu trình UBND thành phố các văn bản hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách, pháp luật và các quy định của UBND tỉnh, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư về công tác tài chính, Kế hoạch và đầu tư trên địa bàn;

2. Chủ trì xây dựng và tổng hợp và trình chủ tịch UBND thành phố các quy hoạch, kế hoạch dài hạn, hàng năm về phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình, mục tiêu, các danh mục, dự án đầu tư trên địa bàn thành phố; hàng năm xây dựng kế hoạch phân bổ dự toán thu, chi ngân sách cho các đơn vị, phường, xã; Hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt;

3. Chủ trì tiếp nhận hồ sơ, phối hợp với các nghành liên quan, thẩm định các dự án đầu tư trình Chủ tịch UBND thành phố phê duyệt theo thẩm quyền phân cấp; tham gia thẩm định dự án đầu tư trên địa bàn thuộc thẩm quyền của tỉnh; phối hợp thẩm tra quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản, các công trình sử dụng vốn ngân sách thành phố; thẩm định kế hoạch đấu thầu, kết quả xét thầu thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch UBND thành phố;

4. Chỉ đạo công tác Kế toán ngân sách trong phạm vi quản lý, lập quyết toán thu, chi ngân sách thành phố; tổng hợp báo cáo quyết toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, chi ngân sách thành phố, quyết toán chi kinh phí ủy quyền của cấp trên;

5. Chủ động đề xuất các phương án cân đối ngân sách và biện pháp nhằm tăng thu, tiết kiệm chi ngân sach;

6. Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc UBND thành phố, UBND các phường, xã xây dựng kế hoạch kinh tế - xã hội và lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý; thực hiện chế độ kiểm tra kế toán thường xuyên, định kỳ kiểm tra việc thực hiện công tác kế hoạch đối với các đơn vị sử dụng ngân sách và UBND các phường, xã;

7.Nắm bắt tình hình giá cả trên thị trường, đề xuất với UBND  thành phố kế hoạch và biện pháp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về giá cả trên địa bàn theo hướng dẫn của ngành;

8. Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác tài chính, công tác kế hoạch và đầu tư ở phường, xã;

9. Phối hợp với các phòng chuyên môn hướng dẫn Hợp tác xã và hộ cá thể phát triển kinh tế; trình cấp và thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với Hợp tác xã và các hộ cá thể theo luật định.

Điều 3. Cơ cấu tổ chức bộ máy

1. Phòng Tài chính – Kế hoạch có Trưởng phòng và từ 1 đến 2 Phó Trưởng phòng; thực hiện chế độ bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển theo quy định phân cấp quản lý hiện hành của UBND tỉnh Bắc Giang.

2. Đội ngũ cán bộ chuyên môn:  được bố trí theo lĩnh vực thực hiện nhiệm vụ của đơn vị

Điều 4 . Mối quan hệ công tác

1. Đối với Thành ủy – UBND thành phố: Phòng Tài chính – Kế hoạch chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp và toàn diện của Thành ủy – UBND thành phố trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và các nhiệm vụ khác được giao của đơn vị.

2.  Đối với các Sở chuyên ngành: Phòng Tài chính – Kế hoạch chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư

3. Đối với các phòng, ban, đơn vị thuộc Thành ủy, UBND thành phố; Đảng ủy và các tổ chức đoàn thể cơ quan UBND thành phố: Phòng Tài chính – Kế hoạch có mối quan hệ phối hợp để thực hiện tốt nhiệm vụ; chấp hành sự lãnh đạo trực tiếp và thực hiện các Nghị quyết của Đảng ủy, phối hợp thực hiện có hiệu quả kế hoạch, chương trình công tác của các đoàn thể nhân dân.

4. Đối với các UBND phường, xã, các đơn vị sử dụng NSNN thuộc thành phố; Phòng Tài chính – Kế hoạch là cơ quan hướng dẫn, kiểm tra, giám sát trong việc thực hiện chính sách thuộc lĩnh vực chuyên môn của phòng.

Điều 5. Điều khoản thi hành

 Quá trình thực hiện và căn cứ tình hình thực tiễn theo yêu cầu nhiệm vụ công tác, UBND thành phố sẽ xem xét sửa đổi, bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp.

|
Views:
dark-mode-label OFF
Font size: A- A A+
Đọc bài viết

TRUNG TÂM Y TẾ

Giám đốc -  Nguyễn Thị Thanh Hồng 

CQ: 3820.085

DĐ: 0982.185.499 

Email: hongntt_tpbg@bacgiang.gov.vn

Phó Giám đốc – Triệu Thị Nhung

CQ: 3824.506

DĐ: 0946.598.259

Email: nhungtt_tpbg@bacgiang.gov.vn

Phó Giám đốc – Nguyễn Thị Xuân Thu

CQ: 3822.112

DĐ: 0354098271

Email: thuntx_tpbg@bacgiang.gov.vn