Thứ hai, 03 Tháng 06 Năm 2024

      Thông tin cần biết

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

アクセス中: 15,078
1日当たりのページのアクセス回数: 2,157
1週間当たりののページのアクセス回数: 8,425
1か月当たりのページのアクセス回数: 14,539
1年間当たりのページのアクセス回数: 960,551
ページのアクセス回数 : 6,130,534

Thành phố Bắc Giang và lộ trình xoá bỏ lò gạch thủ công

|
ページビュー:
dark-mode-label OFF
font-size: A- A A+
Đọc bài viết
TP Bắc Giang hiện có 21 lò sản xuất gạch với tổng diện tích 16,7 ha thuộc 5 xã: Tân Mỹ, Đa Mai, Song Mai, Đồng Sơn và Song Khê. Trong đó có 3 lò được cấp giấy phép hoạt động, còn lại 17 lò gạch thủ công chủ yếu hoạt động tự phát chưa được cấp phép. Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường và nâng cao chất lượng, sản lượng gạch ngói, TP Bắc Giang đã thực hiện nhiều biện pháp kiên quyết để đến ngày 01-3-2012 xoá bỏ các lò gạch thủ công.

Là hộ có gần 3 năm sản xuất gạch theo phương pháp thủ công, nay nhận được chủ trương của nhà nước phải chuyển đổi sản xuất gạch từ phương pháp lạc hậu sang công nghệ cao, nếu không sẽ phải dừng hoạt động vào ngày 1-3-2012 quả là không dễ dàng thực hiện, song anh Đào Duy Phò, chủ lò gạch thủ công ở thôn Mỹ Cầu (xã Tân Mỹ) vẫn nghiêm chỉnh chấp hành quy định. Anh Phò bộc bạch: "Để đầu tư xây dựng lò sản xuất gạch công nghệ cao kinh phí hàng tỷ đồng với một chủ lò vốn ít như tôi quả là quá sức. Tôi mong được chính quyền các cấp quan tâm hỗ trợ vốn để tôi xây lò sản xuất gạch công nghệ cao hoặc tạo điều kiện để gia đình tôi chuyển đổi nghề khác phù hợp, ổn định cuộc sống".

Từng có nhiều năm sản xuất gạch thủ công như anh Phò, nhưng do nắm được chủ trương của nhà nước sẽ xoá bỏ các lò gạch thủ công, trong khi muốn gắn bó lâu dài với nghề sản xuất gạch nên từ năm 2010, anh Hoàng Văn Niền đã mạnh dạn chuyển đổi từ lò thủ công sang đầu tư xây lò vòng. Anh Niền tâm sự: "Tôi đã thuê các chuyên gia Trung Quốc thiết kế và xây dựng hệ thống ống khói cao 80 mét kinh phí gần tỷ đồng. Từ đầu năm 2011, lò sản xuất gạch theo công nghệ cao đi vào hoạt động với những ưu điểm vượt trội so với lò gạch thủ công như: tiết kiệm triệt để nguyên vật liệu. Nhiên liệu đốt là xỉ than đã qua sử dụng của các nhà máy. Đất sản xuất gạch là đất mua lại từ các công trình làm đường, mương máng. Với quy trình sản xuất khép kín, liên tục, từ khi vào lò đến khi ra lò chỉ mất 4 đến 5 ngày, vừa ra mẻ gạch này lại tiếp tục cho mẻ gạch khác vào nung. Nhờ đó đã tiết kiệm được 50% nhiên liệu, giảm được nhân công, chất lượng gạch thành phẩm nâng cao, bán được giá. Đặc biệt với công nghệ mới, việc sản xuất gạch đã giảm thiểu mức độ ô nhiễm môi trường".

Giống như anh Niền, cùng nhìn nhận thực tế nguyên liệu để sản xuất gạch trên địa bàn ngày càng khan hiếm, để sinh tồn với nghề sản xuất vật liệu xây dựng, từ một HTX sản xuất gạch ngói thủ công, ông Nguyễn Văn Toan - Giám đốc Công ty cổ phần vật liệu xây dựng và xây lắp Tân Hưng đã liên doanh với các đơn vị khác để đầu tư gần 20 tỷ đồng xây dựng lò vòng. Công nghệ mới giúp việc sản xuất gạch đạt năng suất cao, bình quân 4-5 vạn gạch/ngày, vừa tiết kiệm nguyên vật liệu, nhân công, xử lý khói bụi, hạn chế tối đa ảnh hưởng tới môi trường xung quanh. Do đó, việc thay thế lò gạch thủ công bằng công nghệ cao là một hướng đi đúng đắn của những chủ lò gạch muốn gắn bó lâu dài với nghề này.

Xã Tân Mỹ hiện có 4 lò gạch với tổng diện tích 6,7 ha nằm ở thôn Mỹ Cầu. Trong đó có 2 lò sản xuất gạch theo công nghệ cao (lò vòng), 1 lò gạch thủ công. Ông Hoàng Văn Dũng, Chủ tịch UBND xã Tân Mỹ cho biết: Những năm trước đây, khi các lò gạch thủ công ở địa phương phổ biến, lại hoạt động suốt ngày đêm đã ảnh hưởng lớn đến môi trường và đời sống của người dân địa phương và các vùng lân cận, khiến nhiều diện tích lúa và hoa màu bị chết do khói lò gạch. Thực hiện các văn bản chỉ đạo của tỉnh và thành phố về lộ trình xoá bỏ các lò gạch, ngói thủ công kể từ ngày 01-3-2012, UBND xã Tân Mỹ đã yêu cầu các chủ lò gạch cam kết chấp hành quy định. Chủ các lò gạch thủ công được vận động chuyển sang xây lò công nghệ cao để giảm tác hại môi trường. Cùng đó, xã sẽ tạo điều kiện để các hộ sản xuất gạch thủ công chuyển đổi nghề, ổn định đời sống.

Để thực hiện lộ trình xoá bỏ các lò gạch thủ công trên địa bàn, UBND thành phố đã chỉ đạo các phòng, ngành chuyên môn và 5 xã liên quan mời các chủ lò gạch, ngói đến tuyên truyền, phổ biến các quy định; yêu cầu các chủ lò chấp hành nghiêm thời gian đốt lò và cấm triệt để mọi hoạt động nung đốt lò gạch, ngói thủ công kể từ ngày 01-3-2012. Cùng đó, các địa phương dừng việc cấp đất và cho xây dựng lò gạch thủ công mới, đình chỉ các chủ lò nằm trong phạm vi đất canh tác nông nghiệp, khu đông dân cư, phạm vi bảo vệ đê điều, thuỷ lợi"¦ Cán bộ chuyên môn của thành phố thường xuyên phối hợp với các xã kiểm tra, giám sát hoạt động của các lò sản xuất gạch trên địa bàn; xử lý nghiêm trường hợp vi phạm. Các lò gạch giải quyết việc làm cho hơn 400 lao động trên địa bàn. Để người lao động tại các lò gạch, ngói thủ công sau khi bị xoá bỏ ổn định đời sống, TP Bắc Giang sẽ tư vấn nghề nghiệp, đào tạo nghề mới cho họ.

Với quyết tâm cao của thành phố cùng sự vào cuộc tích cực của chính quyền các cấp và sự ủng hộ của người dân, tin rằng việc xoá bỏ các lò gạch, ngói thủ công trên địa bàn thành phố sẽ được thực hiện đúng lộ trình quy định, góp phần xây dựng TP Bắc Giang ngày càng giàu đẹp, văn minh.

                                                              Theo BGO.