Thứ hai, 20 Tháng 05 Năm 2024

Chuyên mục Chuyên mục

Bản tin truyền thanh Bản tin truyền thanh

Bản tin truyền hình Bản tin truyền hình

Bản đồ TP Bắc Giang Bản đồ TP Bắc Giang

Danh sách album ảnh Danh sách album ảnh

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 13,886
Tổng số trong ngày: 8,948
Tổng số trong tuần: 12,303
Tổng số trong tháng: 106,634
Tổng số trong năm: 883,889
Tổng số truy cập: 6,053,872

Công dân hỏi Công dân hỏi

Gửi câu hỏi

Chữ để nhận dạng Refresh CAPTCHA Refresh CAPTCHA

Chi tiết hỏi đáp Chi tiết hỏi đáp

Chi tiết nội dung hỏi đáp:
Câu hỏi: Tranh chấp lối đi chung
Nội dung: Gia đình tôi từ trước đến nay (mấy chục năm) chính quyền thôn và xã có cấp cho 1 lối đi vào cổng nhà, và trên sổ địa chính cũng chỉ ghi cho mình nhà tôi được đi trên đường đó. Gia đình tôi cũng tu sửa 3 lần, ở thôn mấy lần có tu sửa các ngõ nhưng không tu sửa cho gia đình tôi. Nay nhà hàng xóm xây nhà và muốn đi cùng đường đó. Tôi cũng bảo nếu muốn đi thì sang hỏi ý kiến ý kiến bác trai là được, hàng xóm với nhau nên chỉ cần câu nói. Nhưng gia đình họ cương quyết không sang hỏi và vẫn xây cổng vào lối vào cổng nhà tôi, và họ bảo đấy là ngõ chung, gia đình tôi không có quyền giữ. Vậy gia đình tôi có quyền giữ không và họ có được đi vào không?
Người gửi: Dương Văn Bá
Địa chỉ : Hoàng Văn Thụ
Ngày hỏi: 05/11/2018
Trả lời của: Ngày trả lời: 10/08/2018
Nội dung:
Đối với câu hỏi của bạn, chúng tôi có một số ý kiến tư vấn như sau:
Để xác định phần ngõ gia đình bạn đang sử dụng thuộc quyền sở hữu của gia đình bạn hay thuộc quyền sở hữu chung thì phải căn cứ vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình bạn và sổ địa chính của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có mảnh đất gia đình bạn để xác định.
Trường hợp thứ nhất, ngõ vào này thuộc quyền sở hữu của gia đình bạn thì gia đình hàng xóm chỉ được phép sử dụng lối đi của gia đình bạn khi mảnh đất của gia đình hàng xóm bị vây bọc bởi các mảnh đất khác mà không có hoặc khổng đủ lối đi ra đường công cộng. Bên cạnh đó, ngõ vào thuộc quyền sở hữu của gia đình bạn phải là lối đi thuận tiện và hợp lý nhất cho gia đình hàng xóm, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho mảnh đất gia đình bạn. Đồng thời, gia đình hàng xóm phải đền bù cho gia đình bạn từ trường hợp hai gia đình có thỏa thuận khác.
Trường hợp thứ hai, ngõ vào không thuộc sở hữu của gia đình bạn mà thuộc sở hữu chung, sử dụng cho mục đích công cộng. Khi đó, gia đình hàng xóm hoàn toàn có quyền tự do được sử dụng lối đi mà không cần xin phép gia đình bạn