Thứ hai, 20 Tháng 05 Năm 2024

      Thông tin cần biết

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

アクセス中: 12,068
1日当たりのページのアクセス回数: 7,787
1週間当たりののページのアクセス回数: 11,142
1か月当たりのページのアクセス回数: 105,473
1年間当たりのページのアクセス回数: 882,728
ページのアクセス回数 : 6,052,710

Nuôi thỏ - vẫn khó "đầu ra"

|
ページビュー:
dark-mode-label OFF
font-size: A- A A+
Đọc bài viết
Nghề nuôi thỏ đã phát triển khá rầm rộ ở thành phố Bắc Giang vào năm 2005 nhưng đến nay có dấu hiệu lụi dần, ngay cả một số nguời nuôi thỏ thành công cũng đang tìm con vật khác để thay thế. Vì sao người nông dân lại "quay lưng" lại với con thỏ, vốn được coi là một trong những con vật dễ nuôi, đầu tư không tốn kém lại là thực phẩm sạch trên thị trường?

"Đầu xuôi, đuôi chẳng lọt"

"Thời điểm này, chi hội nuôi thỏ chúng tôi đang tan rã dần. Số người cầm cự với con thỏ còn rất ít. Thậm chí trong cuộc họp mới đây của chi hội, nhiều người còn bàn tính tìm con vật nuôi khác thay thế"- ông Phạm Văn Tuệ, thôn Sứ Gốm, xã Song Mai, Chi hội trưởng chi hội chăn nuôi  thỏ xã Song Mai cho chúng tôi biết.

Vào năm 2005, khi cúm gia cầm bắt đầu bùng phát trên diện rộng, Hội Nông dân thành phố đã phát động phong trào nuôi thỏ trên địa bàn nhằm hỗ trợ người nông dân trong thời điểm lao đao với gà, vịt. Con thỏ nhanh chóng được các hộ chăn nuôi quan tâm bởi đặc thù đầu tư ít, sinh sản nhiều, thời gian thu hoạch ngắn, dễ nuôi"¦ Khởi điểm là phong trào nuôi thỏ ở xã Song Mai. Toàn xã có gần 100 hộ đăng ký nuôi thỏ. Những thôn có nhiều hộ nuôi thỏ với số lượng lớn là: Sứ Gốm, Thượng Tự, Vĩnh An... Trước nhu cầu phát triển, tháng 10-2005, Hội Nông dân xã Song Mai đã thành lập chi hội nuôi thỏ. Sau một năm thành lập, số lượng hội viên  tăng nhanh chóng. Các thành viên của chi hội đã nuôi tới 5.000 con thỏ các loại, trong đó có gần 1.200 con thỏ ngoại, tăng 1.000 con so với thời điểm ban đầu. Phong trào nuôi thỏ đã lan rộng ra các phường, xã: Thọ Xương, Mỹ Độ, Xương Giang, Đa Mai. Nhiều xã cũng đã thành lập chi hội nuôi thỏ với đông đảo hội viên. Hội Nông dân thành phố đã phối hợp với Sở Khoa học - Công nghệ tổ chức 50 lớp tập huấn cho hàng trăm hộ nuôi thỏ trên địa bàn và nhiều lần tổ chức đi tham quan Viện Nghiên cứu dê, thỏ trung ương; trang trại chăn nuôi thỏ ở Ninh Bình. Thỏ đã trở thành con vật nuôi được nhiều hộ trên địa bàn thành phố hào hứng đón nhận. Nhưng đến thời điểm này, phần lớn số hộ nuôi thỏ đã bỏ nuôi con vật này. Xã Song Mai, nơi phong trào nuôi thỏ phát triển rầm rộ nhất thì nay chỉ còn hơn chục hộ nuôi thỏ.

Ông Đoàn Văn Thắng, vốn là Chi hội trưởng chi hội nuôi thỏ xã Đa Mai cho biết: "Hiện nay ở xã tôi, người dân cũng đã bỏ nuôi thỏ. Vì các hộ đều nuôi nhỏ lẻ, khó tiêu thụ. Khi người nuôi cần bán thì không có người mua, còn khi có người mua thì lại không có thỏ bán". Ông Trần Văn Đạt, nguyên Phó Chủ tịch Hội Nông dân thành phố cũng thừa nhận: "Cái khó của người nuôi thỏ là không tìm được đầu ra. Nhất là những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Người tiêu dùng ở thành phố và trên địa bàn tỉnh nói chung vẫn chưa có thói quen dùng thịt thỏ. Vì vậy, thỏ chủ yếu bán cho nhà hàng hoặc xuất đi các địa phương khác thông qua tư thương." Thực tế, trong khi giá thỏ bán trên thị trường thời điểm hiện tại khoảng 60 nghìn đồng/kg thì tư thương chỉ mua của người nuôi với giá khoảng 30 nghìn đồng/kg. Bán như vậy cầm chắc không có lãi mà nuôi tiếp thì thỏ cũng không   phát triển, nên số người nuôi cứ giảm dần.

Vẫn có  mô hình thành công

Gia đình ông Phạm Văn Tuệ, thôn Sứ Gốm là một trong số ít hộ còn nuôi thỏ với số lượng lớn. Hiện nay, ông Tuệ xây dựng 2 trại nuôi thỏ ở xã Song Mai  (TPBG) và Mỹ Hà (Lạng Giang) với hơn 600 con. Kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, ông Tuệ đã nuôi được thỏ thương phẩm, lai tạo giống, thuần giống. Mỗi năm, ông cung cấp ra thị trường hàng tấn thỏ các loại với giá ổn định: 40 nghìn đồng/con thỏ con; 100 nghìn đồng/kg thỏ giống; 65 nghìn đồng/kg thỏ thương phẩm. Ông cho biết: "Sở dĩ khi bán thỏ tôi không bị ép giá vì tôi có thể cung cấp ra thị trường số lượng lớn, ổn định." Theo ông Tuệ, con thỏ rất phù hợp  với nhà nông. Vì thỏ có thể ăn được 80 loại lá, người nông dân có thể tận dụng các sản phẩm phụ nông nghiệp như rau, cỏ,  củ... Thỏ rất mắn đẻ, một năm đẻ khoảng 6-7 lứa, mỗi lứa khoảng 6-8 con. Theo ông, con thỏ sẽ ít bệnh nếu nắm vững quy trình nuôi. Từ con thỏ, gia đình ông Tuệ có thể thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

Tìm "chỗ đứng" cho con thỏ

Ông Thắng từng nuôi thỏ 3 năm và dù đến nay đã bỏ nghề nuôi thỏ vẫn luyến tiếc: "Tôi biết nuôi thỏ vẫn rất hiệu quả nếu nuôi theo mô hình trang trại. Nhưng điều kiện của chúng tôi không cho phép nuôi với quy mô lớn". Thực tế cho thấy, thỏ là vật nuôi có thể tận dụng được lao động nông nhàn, người già, trẻ em đều có thể nuôi thỏ vì không tốn nhiều công sức. Con thỏ rất phù hợp với giai đoạn hiện nay trong khi gà, vịt, lợn đang gặp khó khăn vì chi phí lớn, nhiều dịch bệnh. Trong khi đó, thỏ có ưu thế nổi bật so với các loại khác là thực phẩm sạch (không thể sử dụng thuốc kích thích trong chăn nuôi). Theo nghiên cứu khoa học, thịt thỏ có thể chế biến nhiều món ăn hấp dẫn và còn là vị thuốc, rất tốt cho người cao tuổi. Tuy nhiên, thói quen dùng thịt thỏ vẫn chưa phổ biến với người dân Bắc Giang. Thịt thỏ vẫn chủ yếu được chế biến trong nhà hàng. Chính vì vậy, người chăn nuôi khi có nhu cầu không thể bán thỏ dễ như gà, vịt ở chợ.

Hội Nông dân thành phố thời gian qua đã là "cầu nối" đưa con thỏ đến với người nuôi. Nhưng khi người nuôi khó ở khâu tiêu thụ sản phẩm thì chưa được trợ giúp đắc lực. Nuôi tập trung, quy mô lớn thì thuận lợi cho việc tiêu thụ nhưng không phải hộ nào cũng làm được. Vì vậy, khi hình thành phong trào nuôi thỏ, cần hướng dẫn các hộ nuôi thành lập các chi hội chăn nuôi để  trao đổi kinh nghiệm chăn nuôi và quan trọng là hỗ trợ nhau tiêu thụ sản phẩm, không để tư thương ép giá. Bên cạnh việc đề nghị cơ quan chức năng, nhất là hội nông dân giúp đỡ, người dân cũng cần chủ động liên kết với các hộ bán thực phẩm tiếp thị thịt thỏ rộng rãi ra thị trường. Điểm hạn chế là cách chế biến thịt thỏ chưa phổ biến với người dân. Trong thực tế, cách làm thịt thỏ cũng có điểm tương đồng với thịt chó. Vài năm trước đây, thịt chó cũng là thực phẩm chỉ có trong nhà hàng thì giờ đây đã được đưa ra thị trường khá phổ biến với các món chế biến sẵn rất tiện lợi và  hợp khẩu vị với người tiêu dùng. Hình thành được cách tiêu thụ sản phẩm thịt thỏ như thịt chó và nhiều loại thực phẩm khác sẽ làm đa dạng hoá thị trường thực phẩm, củng cố chỗ đứng cho con thỏ trong cơ cấu chăn nuôi, thêm một hướng nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.

                                                                                          Theo Baobacgiang.com.vn