Thứ hai, 20 Tháng 05 Năm 2024

      Thông tin cần biết

Statistical Access Statistical Access

User Online: 15,556
Total visited in day: 6,873
Total visited in Week: 10,228
Total visited in month: 104,559
Total visited in year: 881,814
Total visited: 6,051,797

Mở rộng địa giới hành chính thành phố Bắc Giang: Hợp lòng dân và tiến dần tới đô thị loại II

|
查看数次:
dark-mode-label OFF
font-size: A- A A+
Đọc bài viết
Ngày 8-6, HĐND thành phố Bắc Giang khoá XIX tổ chức kỳ họp thứ 18 thông qua tờ trình của UBND thành phố về việc điều chỉnh, mở rộng địa giới hành chính. Theo đó, năm xã gồm: Dĩnh Trì (Lạng Giang); Tân Mỹ, Tân Tiến, Đồng Sơn và Song Khê (Yên Dũng) sẽ sáp nhập vào thành phố. Chung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Bắc Giang ghi lại ý kiến của một số cán bộ, nhân dân.

Ông Dương Văn Thái, Phó Chủ tịch UBND thành phố:

Hiện trạng quy mô, diện tích thành phố Bắc Giang là nhỏ nhất trong số các đô thị loại III của toàn quốc. Trong quá trình đô thị hoá, quỹ đất của thành phố ngày càng thu hẹp, không đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị theo quy hoạch mới. Do đó việc mở rộng địa giới hành chính là cần thiết và là một chủ trương lớn để xây dựng, phát triển thành phố tương xứng với vị trí trung tâm chính trị- kinh tế- văn hoá xã hội của tỉnh. Hiện năm xã: Dĩnh Trì, Tân Tiến, Tân Mỹ, Song Khê, Đồng Sơn đã tổ chức lấy ý kiến đại diện hộ gia đình theo quy định, trong số 10.190 người tham gia lấy ý kiến có gần 93% nhất trí. Cùng đó, năm xã đã tổ chức kỳ họp HĐND bất thường thông qua đề án. Sau khi hoàn thành mở rộng địa giới hành chính, tổng diện tích tự nhiên thành phố là 6.644,82 ha, dân số 145.249 người; có 16 đơn vị hành chính (7 phường, 9 xã) với 151 thôn, tổ dân phố. Theo lộ trình, tháng 7-2010 thành phố trình HĐND tỉnh thông qua Đề án mở rộng địa giới hành chính. Nếu được các cấp thông qua, thành phố Bắc Giang sẽ mở rộng xứng tầm trong thời gian tới.

Ngay sau khi sáp nhập, hệ thống cơ sở hạ tầng ở năm xã, như giao thông, đèn chiếu sáng ngõ, xóm sẽ được quy hoạch, từng bước đầu tư đáp ứng sự phát triển chung của thành phố. Đồng thời lưới điện sinh hoạt cũng được nâng cấp, ngành điện ký hợp đồng tới tận hộ. Đặc biệt thành phố từng bước khảo sát lắp đặt hệ thống nước sạch tới hộ gia đình"¦ Qua đó sớm rút ngắn khoảng cách giữa các vùng mới sáp nhập, đồng thời hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại III trước năm 2015, tiến dần đến tiêu chí đô thị loại II theo mục tiêu đề ra đến năm 2020.

Ông Nguyễn Mạnh Bái, Bí thư Đảng uỷ xã Dĩnh Trì:

Cá nhân tôi rất đồng tình với chủ trương của tỉnh và thành phố về việc điều chỉnh, mở rộng địa giới hành chính. Thời gian qua, Đảng uỷ, UBND xã cũng đã quan tâm tuyên truyền cho nhân dân về việc sáp nhập vào thành phố. Nhìn chung nhân dân rất phấn khởi. Trong lộ trình đề ra, thành phố sẽ huy động và tập trung các nguồn lực để phát triển hạ tầng kinh tế như: xây dựng các chợ, trung tâm thương mại, quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp, thu hút doanh nghiệp vào đầu tư; cứng hoá hệ thống kênh mương nội đồng, giao thông nông thôn, trường học, trạm y tế, điện chiếu sáng"¦ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống; thực hiện và hưởng thụ các dịch vụ công về đô thị, đời sống văn hoá ở khu dân cư... Tuy nhiên, một vấn đề nổi cộm hiện nay của xã là ô nhiễm môi trường. Hiện toàn xã mới có 1/15 thôn xây dựng được nơi thu gom rác thải tập trung. Mong rằng, sau khi sáp nhập, thành phố quan tâm hỗ trợ đến vấn đề này để cải thiện môi trường sống cho người dân trong xã.

Anh Hoàng Văn Hải thôn Ba, xã Tân Mỹ:

Tôi rất quan tâm đến vấn đề học tập của con em. Vì vậy sau khi được tham gia hội nghị lấy ý kiến về việc sáp nhập xã Tân Mỹ về thành phố, tôi rất phấn khởi. Thực tế, cơ sở vật chất, môi trường giáo dục có tác động tích cực đến việc hình thành đạo đức, nhân cách của học sinh. Sau khi sáp nhập, học sinh trong xã có điều kiện được vào học ở các trường có chất lượng giáo dục đứng đầu tỉnh. Tuy nhiên, khi về thành phố điểm ưu tiên thi đại học, cao đẳng sẽ thấp hơn. Do vậy, tôi  mong muốn sau khi sáp nhập về thành phố, chất lượng giáo dục toàn diện ở các trường học phải được nâng cao hơn, cơ sở vật chất trang thiết bị, đồ dùng dạy học tại các nhà trường cần được đầu tư tăng cường. Cùng đó, thành phố chú trọng đến việc củng cố và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, đổi mới hơn nữa phương pháp dạy và học phù hợp với tình hình thực tế học sinh ở khu vực nông thôn.

                                                        Theo BGO.