Thứ hai, 20 Tháng 05 Năm 2024

Chuyên mục Chuyên mục

Ảnh Ảnh

      Thông tin cần biết

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 14,365
Tổng số trong ngày: 6,632
Tổng số trong tuần: 9,987
Tổng số trong tháng: 104,318
Tổng số trong năm: 881,573
Tổng số truy cập: 6,051,556

Khai mạc lễ hội đền Phủ Xuân Giáp Thìn 2024

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Sáng 21/3, phường Hoàng Văn Thụ khai mạc Lễ hội Đền Phủ- Bà Chúa kho. Tới dự có các đồng chí Nguyễn Văn Bằng - Phó Chủ tịch UB MTTQ thành phố; các đồng chí Thường trực Đảng uỷ, HĐND, UBND, UB MTTQ phường Hoàng Văn Thụ; đại diện họ Trần thành phố Bắc Giang và đông đảo nhân dân cùng du khách thập phương.

Màn Trống hội Thăng Long do CLB Trống hội Vình Ninh biểu diễn tại lễ hội Đền Phủ 2024

Nhiều tiết mục văn nghệ được biểu diễn tại lễ khai hội

Đền Phủ lưu truyền câu chuyện về sự tích của Bà Chúa Kho đời Trần. Tên bà là Lý Thị Châu (hay còn gọi là Châu Nương) có tài lại có sắc. Cha bà từng giữ chức quan trọng dưới triều Trần ở kinh thành Thăng Long. Bà thường giúp cha việc sổ sách kho tàng hàng ngày. Năm 22 tuổi, Châu Nương lấy một viên quan họ Trần Thái Bảo, làm chức Đốc Bộ ở Hoan Châu (Nghệ Tĩnh). 

Năm 1285, giặc Nguyên Mông bành trướng thế lực xuống phía Nam. Bà Châu Nương tự nguyện lo lắng việc chỉ huy quân phòng ngự bảo vệ kho tàng. Mặc dù giặc mấy lần tập kích song kho tàng vẫn được bảo vệ chu đáo và việc tiếp tế cho quân sĩ cũng được bà lo liệu đầy đủ. Bà còn từng cải trang thành nam giới để đốc xuất tướng sĩ chống trả mãnh liệt, khiến cho quân địch bị hao binh tổn tướng. Do có công lớn, bà được giao phụ trách toàn bộ kho tàng của nhà nước. 

Trong cuộc xâm lược lần thứ ba của quân Nguyên Mông, Vua tôi nhà Trần rút về Thiên Trường, Châu Nương ở lại lo việc cất giấu binh lương và không may sa vào tay giặc, bà đã quyên sinh để giữ tròn danh tiết. Khi giặc Nguyên bị quét sạch, nhà vua bình công khen thưởng đã truy tặng Châu Nương chức “Quản trưởng Quốc khố Công Chúa” (bà chúa giữ kho của quốc gia). Ở một số nơi trên cả nước, bà được người dân lập đền thờ cúng.

Tại chiến tuyến chống quân Nguyên Mông trên sông Nhật Đức (nay là sông Thương), kho đụn được đặt ở phố Tiền Môn, Phủ Lạng Thương. Với nhiều công lao, sau khi bà mất, nhân dân nơi đây đã xây đền Phủ để tưởng nhớ công ơn. 

Các đồng chí lãnh đạo địa phương đánh trống, đánh chiêng khai hội

Lễ hội đền Phủ được tổ chức vào ngày 11 và 12 tháng Hai âm lịch. Đây được coi là ngày lễ tưởng nhớ đến ngày sinh của Bà Chúa. Ngoài ra còn có lễ tưởng nhớ ngày hóa của Bà Chúa vào 20 tháng Bảy âm lịch. Lễ hội đã diễn ra nhiều hoạt động truyền thống như lễ tế yết; giá hầu xin Bà Chúa cho mở hội; lễ viếng nghĩa trang liệt sỹ phường; tổ chức giải Cờ tướng và chương trình giao lưu văn nghệ, hát quan họ..../.

 

Ngọc Quyên