Thứ hai, 20 Tháng 05 Năm 2024

      Thông tin cần biết

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

アクセス中: 16,983
1日当たりのページのアクセス回数: 3,971
1週間当たりののページのアクセス回数: 7,326
1か月当たりのページのアクセス回数: 101,657
1年間当たりのページのアクセス回数: 878,912
ページのアクセス回数 : 6,048,895

Kế hoạch nâng cao chất lượng đô thị và quản lý đô thị

|
ページビュー:
dark-mode-label OFF
font-size: A- A A+
Đọc bài viết
Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ và UBND thành phố; Ban chỉ đạo "Nâng cao chất lượng đô thị và quản lý đô thị" thành phố xây dựng Kế hoạch tổ chức thực hiện cụ thể như sau:

 

UBND THÀNH PHỐ BẮC GIANG

BCĐ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

ĐÔ THỊ VÀ QLĐT

 

Số:   01  /KH-BCĐ

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do "“ Hạnh phúc

 

            Bắc Giang, ngày  24  tháng 9  năm 2008

 

KẾ HO CH

Thực hiện "Nâng cao chất lượng đô thị và quản lý đô thị"

thành phố Bắc Giang năm 2009 - 2010

 

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ và UBND thành phố; Ban chỉ đạo "Nâng cao chất lượng đô thị và quản lý đô thị" thành phố xây dựng Kế hoạch tổ chức thực hiện cụ thể như sau:

A. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

1. Tập trung cao tạo chuyển biến rõ nét, hiệu quả về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực quy hoạch, xây dựng, trật tự đô thị, quản lý đất đai, giao thông đô thị"¦ tiếp tục đầu tư chỉnh trang xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị tạo đà cho việc thực hiện kế hoạch mở rộng địa giới hành chính thành phố Bắc Giang vào năm 2011 - 2015.

2. Nâng cao ý thức tự giác của các tổ chức và nhân dân thành phố, tạo chuyển biến trong việc chấp hành các quy định về trật tự đô thị.

3. Xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn, của từng phòng, ban, đơn vị, phường, xã, tổ dân phố, thôn và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội của thành phố trong việc thực hiện Kế hoạch "Nâng cao chất lượng đô thị và quản lý đô thị".

4. Trong chỉ đạo thực hiện các cơ quan chức năng cần sát sao, cụ thể, tập trung cao, liên tục theo nhiệm vụ được phân công; sự phối hợp giữa các phòng, ban, đơn vị của thành phố và các phường, xã phải chặt chẽ, có hiệu quả.

5. Xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt từ nay đến hết năm 2010, các cơ quan, đơn vị, Mặt trận tổ quốc và các Đoàn thể nhân dân thành phố, các phường, xã căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và Kế hoạch của thành phố để cụ thể hóa, xây dựng Kế hoạch của cơ quan, đơn vị cho sát thực tiễn nhằm tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao nhất.

B. NỘI DUNG CHỦ YẾU VÀ NHIỆM VỤ CỤ THỂ:

I. Về công tác quy hoạch:

1. Tập trung rà soát, lập quy hoạch chi tiết các trục đường nội thành, các khu dân cư, khu chức năng mới và các trục đường chính tại các xã; điều chỉnh (hoặc báo cáo xin điều chỉnh) các quy hoạch đã duyệt nhưng không có tính khả thi.

2. Thực hiện việc công khai các quy hoạch đã được duyệt theo quy định; triển khai kiến trúc mặt tiền các dãy phố trong các khu dân cư mới để mọi tổ chức, cá nhân được biết và thực hiện theo quy hoạch; thường xuyên kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm khắc, kịp thời những trường hợp không thực hiện đúng quy hoạch.

3. Thu thập, bổ sung hồ sơ đồ án quy hoạch còn thiếu (quyết định, thuyết minh, các bản vẽ), phòng Quản lý đô thị phải lưu trữ đầy đủ các hồ sơ, đồ án quy hoạch xây dựng trên địa bàn thành phố; từng bước thực hiện "Tin học hóa" trong quản lý các đồ án quy hoạch (chuẩn hóa, số hóa các bản đồ quy hoạch phục vụ việc lưu trữ, tra cứu thông tin) và thực hiện phát triển đô thị theo quy hoạch, khắc phục tình trạng thiếu, thất lạc hồ sơ, tra cứu "thủ công" hiện nay.

II. Về quản lý trật tự xây dựng đô thị:

1. Chấn chỉnh, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan chức năng và cá nhân có liên quan trong công tác cấp giấy phép xây dựng - nhất là việc cấp phép xây dựng tạm, kiểm tra đo đạc tại thực địa, tầm nhìn về kiến trúc đô thị để đảm bảo các quy định cũng như tính phù hợp với thực tế.

2. Từng bước tiến tới cấp phép và kiểm tra thực hiện giấy phép xây dựng chi tiết cả về kiến trúc mặt ngoài (không gian, khối tích, màu sắc công trình"¦).

3. Tăng cường kiểm tra, giám sát; xử lý nghiêm, triệt để các trường hợp xây dựng không phép, sai phép; kiên quyết đình chỉ thi công, tháo dỡ, cưỡng chế tháo dỡ công trình đối với những trường hợp cố tình vi phạm, không để tình trạng xử phạt nhưng vẫn tồn tại đối với những trường hợp phải tháo dỡ; không để tình trạng xây dựng không phép, sai phép trên địa bàn thành phố.

4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức: Làm việc trực tiếp; niêm yết công khai tại cơ sở các quy định về quản lý trật tự xây dựng đô thị, quy trình cấp Giấy phép xây dựng; xây dựng chương trình chuyên đề hàng tuần tuyên truyền mạnh mẽ trên hệ thống truyền thanh thành phố, phường xã - trong đó nêu rõ địa chỉ và phê phán những trường hợp cố tình vi phạm về xây dựng nhà ở, công trình... để cán bộ và nhân dân trên địa bàn thành phố có nhận thức đúng đắn, từ đó hình thành ý thức và hành động thiết thực trong việc chấp hành các quy định về quản lý trật tự xây dựng đô thị.

5. Tăng cường vai trò giám sát của Mặt trận tổ quốc, các Đoàn thể chính trị xã hội và nhất là cộng đồng dân cư đối với công trình xây dựng của các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; không để tình trạng xây dựng không phép, trái phép, sai phép, lấn chiếm đất công, hành lang... mà không được phát hiện và xử lý. Từ quý IV/2008, tất cả các hộ xây dựng phải có sự giám sát của tổ dân phố, của thôn...; Giấy phép xây dựng của các hộ dân sẽ được gửi đến phường, xã và đến tổ dân phố, thôn nơi có công trình xây dựng để công khai cho mọi người biết và cùng tham gia giám sát.

III. Về kiến thiết, chỉnh trang đô thị:

1. Khắc phục những tồn tại yếu kém về giao thông đô thị, trong đó tập trung duy tu, bảo dưỡng, hàn vá các tuyến đường nội thành; đầu tư cải tạo, nâng cấp các tuyến đường đã xuống cấp, đường mới đặt tên; cứng hóa 100% đường liên thôn, liên phường xã trên địa bàn thành phố.

2. Làm trước một tuyến hè đường kiểu mẫu, từ đó nhân rộng cho các tuyến hè khác trên địa bàn thành phố.

3. Hoàn chỉnh đồng bộ hạ tầng kỹ thuật các khu dân cư mới, điểm, cụm công nghiệp, trung tâm thương mại dịch vụ, khu chức năng, công trình công cộng....

4. Hoàn thành Dự án thoát nước và vệ sinh môi trường (vốn ODA); cơ bản nạo vét và kè đá xong toàn bộ các hồ điều hòa chính trên địa bàn thành phố; giải quyết dứt điểm tình trạng úng ngập cục bộ trên địa bàn.

5. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, khuyến khích, vận động, phối hợp với các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố tham gia ủng hộ công tác chỉnh trang đô thị, tạo bước chuyển biến rõ nét về cảnh quan đô thị.

6. Ngoài tuyến đường Hùng Vương, xác định thêm một số khu trung tâm công cộng, tuyến đường để tập trung chỉnh trang và trang trí, tạo điểm nhấn của thành phố.

7. Trồng cây đặc trưng cho từng tuyến đường mới; mở rộng diện tích cây xanh và tăng cường công tác chăm sóc, bảo vệ cây xanh đô thị.

8. Hoàn thành các chỉ tiêu công việc theo Đề án số 06 xây dựng thành phố Bắc Giang theo hướng đô thị Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp đã phân kỳ thời gian cụ thể cho từng lĩnh vực.

IV. Về quản lý sử dụng đất đai:

1. Tăng cường quản lý sử dụng đất có hiệu quả, đúng mục đích; có biện pháp ngăn chặn, xử lý dứt điểm tình trạng lấn chiếm đất công, đất ao hồ; quản lý chặt chẽ và hoàn thành các thủ tục thu hồi, giao quyền sử dụng phù hợp quy hoạch quỹ đất nhỏ lẻ, xen kẽ trong khu dân cư.  

2. Phấn đấu giải quyết cơ bản các mâu thuẫn, tranh chấp về đất đai ngay từ cơ sở, hạn chế thấp nhất những phát sinh khiếu kiện phức tạp kéo dài.

3. Đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành việc công nhận quyền sử dụng đất tại các khu tập thể còn lại trên địa bàn thành phố nhằm quản lý và sử dụng đất đai được hiệu quả.

4. Tăng cường kiểm tra việc quản lý sử dụng đất của các doanh nghiệp, tổ chức, cơ sở kinh doanh, Hợp tác xã trên địa bàn thành phố; phát hiện, xử lý kịp thời những trường hợp sử dụng sai mục đích, gây lãng phí đất..., báo cáo đề nghị Tỉnh thu hồi để quản lý theo quy hoạch, đúng mục đích và hiệu quả.

5. Từ quý IV/2008, tất cả những trường hợp xử lý diện tích đất dôi dư, công nhận quyền sử dụng đất khi làm thủ tục cấp giấy chứng nhận QSD đất, giao đất, cho thuê đất... tại những khu vực liên quan đến quy hoạch rãnh thoát nước, đường, hành lang đê... đều phải công khai, thông qua tổ dân phố, thôn.

V. Về quản lý vệ sinh môi trường:

1. Tăng cường quản lý, nâng cao chất lượng công tác vệ sinh môi trường; đảm bảo việc thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải y tế, rác thải xây dựng đúng quy định; từng bước thực hiện việc phân loại rác thải ngay từ hộ gia đình, cơ quan, đơn vị; duy trì vệ sinh, giảm thiểu tối đa tình trạng bụi bẩn trên các tuyến đường và thiết lập một số tuyến đường kiểu mẫu về vệ sinh môi trường.

2. Hoàn thành xây dựng ở mỗi phường, xã có từ 1 đến 3 ga chứa rác tạm; chấm dứt tình trạng tập kết rác trên đường; đặt thùng đựng rác tại các công viên, khuôn viên, một số trục đường chính, nơi công cộng... trên địa bàn thành phố; triển khai xây dựng Nhà máy chế biến rác thải.

3. Quy định cụ thể các tuyến đường, loại phương tiện, giờ được phép vận chuyển đất, cát, vật liệu xây dựng gây bụi bẩn... trên địa bàn thành phố; có biện pháp thu gom, tái sử dụng phế thải xây dựng; xử lý nghiêm các trường hợp để rơi vãi vật liệu xuống đường, đổ phế thải xây dựng không đúng quy định...

4. Tổ chức rà soát, lập danh sách và phân loại các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo phạm vi, thẩm quyền quản lý để phối hợp các ngành tỉnh xử lý; xây dựng kế hoạch đề nghị tỉnh từng bước di chuyển các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra ngoài khu dân cư; không chấp thuận đầu tư đối với ngành nghề sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường vào địa bàn thành phố.

5. Khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường tại các ao, hồ trong thành phố; kiểm tra chặt chẽ và xử lý nghiêm các trường hợp xả nước thải từ các cơ sở sản xuất, nhà hàng... chưa qua xử lý vào hệ thống thoát nước chung.

VI. Về quản lý trật tự đô thị và trật tự ATGT:

1. Tiếp tục tập trung cao thực hiện các Kế hoạch của UBND thành phố: Số 32/KH-UBND ngày 09/5/2008 về chuyên đề giải quyết các vi phạm về trật tự vỉa hè, lòng đường; số 36/KH-UBND ngày 02/6/2008 về từng bước lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt.

2. Xử lý dứt điểm tình trạng đậu đỗ xe không đúng nơi quy định, lấn chiếm vỉa hè, lòng đường làm nơi kinh doanh, tập kết vật liệu... đảm bảo đường thông, hè thoáng.

3. Rà soát lại và quy định cụ thể địa điểm, quy mô, quy chế quản lý các bến xe khách, xe buýt; điểm đỗ xe tắc xi, điểm (bãi) đỗ xe, dừng xe, điểm xe chở khách mô tô 2 bánh, điểm tập kết vật liệu xây dựng, kho tàng, điểm người lao động chờ việc...; xây dựng một số bãi, điểm đỗ xe trong thành phố.

4. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các quy định về trật tự đô thị và trật tự ATGT bằng nhiều hình thức gắn với các cuộc vận động, phong trào thi đua giữa các hộ gia đình, cá nhân, cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố.

5. Quy định vỉa hè những tuyến đường được bày bán hàng và những tuyến không được bán hàng; thí điểm thực hiện tiếp một số phố, khu vực... bán hàng chuyên doanh trên địa bàn nội thành phố.

VII. Về thực hiện nếp sống văn minh đô thị:

1. Đẩy mạnh thực hiện Đề án số 02 về "Xây dựng và phát triển đời sống văn hóa, xây dựng nếp sống văn minh đô thị thành phố giai đoạn 2006 - 2010".

2. Tăng cường phổ biến, quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định của thành phố về thực hiện nếp sống văn minh đô thị.

3. Hình thành nếp sống văn minh đô thị trên cơ sở giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc; từng bước loại bỏ những hủ tục lạc hậu, những biểu hiện tiêu cực, ích kỷ... trong lối sống sinh hoạt.

4. Tiếp tục thực hiện các quy định về nếp sống văn minh trong lễ hội, việc cưới, việc tang, sinh hoạt cá nhân, trong gia đình; văn hóa công sở, nơi công cộng, tính tương trợ trong cộng đồng, trong cơ quan, đơn vị...

5. Thường xuyên tổ chức và thực hiện tốt công tác hòa giải ở cơ sở, kịp thời phát hiện và giải quyết những mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh, những khiếu nại, tố cáo từ thôn, tổ dân phố; hạn chế thấp nhất những tranh chấp, khiếu kiện vượt cấp...

6. Vận động các cơ quan, đơn vị, tổ chức... tổng vệ sinh cơ quan, đơn vị vào chiều thứ 6 hàng tuần; tổ dân phố, thôn tổ chức tổng vệ sinh, khơi thông cống rãnh khu phố, đường, ngõ xóm mỗi tháng 01 lần vào ngày nghỉ tuần cuối của tháng.

7. Đẩy mạnh công tác phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội như: mại dâm, ma tuý, trộm cắp, cờ bạc; ngăn chặn, xử lý nghiêm những hành vi lưu hành, sử dụng văn hoá phẩm có nội dung không lành mạnh.

C. PHÂN KỲ THỜI GIAN HOÀN THÀNH VÀ PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CỤ THỂ: (Có biểu chi tiết kèm theo).

D. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CÁC THÀNH VIÊN BAN CHỈ Đ O VÀ TỔ CÔNG TÁC:

1. Chủ tịch UBND thành phố - Trưởng Ban chỉ đạo: Chịu trách nhiệm điều hành chung. Trực tiếp giải quyết, điều hành và chủ trì các cuộc họp của Ban chỉ đạo.

2. Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố - Phó trưởng Ban Thường trực BCĐ: Trực tiếp chỉ đạo các phòng, ngành đơn vị thành phố tổ chức thực hiện Kế hoạch "Nâng cao chất lượng đô thị và quản lý đô thị" thành phố Bắc Giang năm 2009 - 2010; giúp Trưởng Ban chỉ đạo giải quyết công việc, chủ trì, điều hành các cuộc họp khi Trưởng BCĐ uỷ quyền hoặc khi Trưởng BCĐ đi vắng.

3. Trưởng Ban dân vận - Phó Trưởng BCĐ có trách nhiệm: Lãnh đạo, chỉ đạo MTTQ các đoàn thể từ thành phố đến phường, xã, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố tích cực hưởng ứng tham gia thực hiện kế hoạch "Nâng cao chất lượng đô thị và quản lý đô thị" thành phố Bắc Giang năm 2009 - 2010; Thực hiện các nhiệm vụ khác khi Trưởng ban phân công.

4. Trưởng phòng Quản lý đô thị - Phó Trưởng BCĐ có trách nhiệm: Tham mưu giúp Trưởng Ban chỉ đạo; phối hợp với các thành viên Ban chỉ đạo và trực tiếp chỉ đạo Tổ giúp việc xây dựng Kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên của Tổ giúp việc; đôn đốc các thành viên Tổ giúp việc Ban chỉ đạo triển khai thực hiện theo tiến độ; đồng thời phản ánh kịp thời những khó khăn vướng mắc, đề xuất biện pháp giải quyết với Trưởng Ban chỉ đạo; trực tiếp chỉ đạo điều hành và phụ trách công tác tổng hợp, công tác quy hoạch, chỉnh trang đô thị; tham mưu cho BCĐ triển khai thực hiện các nội dung nhiệm vụ, công việc của Kế hoạch liên quan công tác quy hoạch, chỉnh trang đô thị.

5. Trưởng công an thành phố - Thành viên BCĐ có trách nhiệm: Phụ trách công tác an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và trật tự ATGT trên địa bàn thành phố; tham mưu giúp BCĐ triển khai thực hiện các nội dung nhiệm vụ, công việc của Kế hoạch liên quan đến lĩnh vực phụ trách; xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện có hiệu quả các lĩnh vực an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và trật tự ATGT trên địa bàn.

6. Giám đốc Công ty CP QLCT đô thị - Thành viên BCĐ có trách nhiệm: Phụ trách công tác trật tự vệ sinh đô thị, vệ sinh môi trường; tham mưu giúp BCĐ triển khai thực hiện các nội dung nhiệm vụ, công việc của Kế hoạch liên quan công tác vệ sinh môi trường.

7. Đội trưởng đội Thanh tra GT&XD thành phố - Thành viên BCĐ có trách nhiệm: Phụ trách công tác trật tự xây dựng và trật tự công cộng trên địa bàn thành phố; tham mưu giúp BCĐ triển khai thực hiện các nội dung nhiệm vụ, công việc của Kế hoạch liên quan công tác trật tự xây dựng và trật tự công cộng. Kiểm tra xử lý vi phạm trật tự xây dựng, trật tự công cộng, trật tự ATGT theo thẩm quyền và phân cấp của UBND thành phố.

8. Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin thành phố - Thành viên BCĐ có trách nhiệm: Phụ trách công tác văn minh đô thị; tham mưu giúp BCĐ triển khai thực hiện các nội dung nhiệm vụ, công việc của Kế hoạch liên quan công tác văn minh đô thị; tham mưu vận động các tổ chức và cá nhân thực hiện xã hội hóa các hoạt động về thể thao - văn hóa trên địa bàn thành phố;

9. Trưởng Đài truyền thanh thành phố - Thành viên BCĐ có trách nhiệm: Phụ trách công tác tuyên truyền về các nội dung tổ chức, triển khai thực hiện của Kế hoạch; tiến độ, kết quả tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch; bám sát tình hình thực tiễn và phản ánh những kết quả đạt được trong từng giai đoạn; nêu điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt; công khai phản ánh, đấu tranh phê phán với những mặt trái của xã hội, những tập thể, cá nhân làm chưa tốt.

10. Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường - Thành viên BCĐ có trách nhiệm: Tham mưu giúp Ban chỉ đạo thực hiện trong lĩnh vực quản lý đất đai và quản lý môi trường trên địa bàn thành phố, tổ chức thực hiện Đề án điều tra đánh giá tác động môi trường; cam kết môi trường đối với các dự án đã đầu tư xây dựng trên địa bàn.

11. Chánh Văn phòng HĐND và UBND thành phố - Thành viên BCĐ có trách nhiệm: Cùng Tổ giúp việc tổng hợp, xem xét hệ thống văn bản trình các cấp và chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho công tác triển khai thực hiện kế hoạch; các tài liệu, điều kiện phục vụ các buổi họp của Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc; chủ trì việc nghiên cứu để phối hợp cơ quan chức năng đề xuất với Trưởng Ban chỉ đạo về các công việc của các phòng, ngành, phường, xã... trong việc triển khai và tổ chức thực hiện kế hoạch cho hiệu quả.

12. Chủ tịch Liên Đoàn lao động thành phố - Thành viên BCĐ có trách nhiệm: Xây dựng kế hoạch cụ thể tuyên truyền, vận động cán bộ, đoàn viên, CNVC - lao động trong các cơ quan, đơn vị trên địa bàn gương mẫu chấp hành các quy định về đảm bảo trật tự đô thị, trật tự ATGT và vệ sinh môi trường; phát động phong trào "Cán bộ, đoàn viên, CNVC - lao động thành phố và gia đình gương mẫu chấp hành luật lệ ATGT và trật tự đô thị".

13. Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố - Thành viên BCĐ có trách nhiệm: Xây dựng kế hoạch cụ thể tuyên truyền, vận động các hội viên phụ nữ đi đầu trong công tác đảm bảo vệ sinh môi trường; phát động và duy trì phong trào "Phụ nữ thành phố Bắc Giang không đổ rác và phế thải bừa bãi ra đường phố", "Phụ nữ quản lý các tuyến đường sạch, đẹp".

14. Bí thư Thành đoàn Bắc Giang - Thành viên BCĐ có trách nhiệm: Tiếp tục duy trì tốt hoạt động của Thanh niên tình nguyện tham gia giữ gìn trật tự ATGT; xây dựng phong trào "Thanh niên thành phố Bắc Giang gương mẫu chấp hành luật lệ ATGT và trật tự đô thị, không tham gia vào các tệ nạn xã hội"; xây dựng kế hoạch và chỉ đạo, tổ chức cho thanh niên thành phố (theo địa bàn) có việc làm thiết thực tham gia bảo vệ môi trường.

15. Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố - Thành viên BCĐ có trách nhiệm: Xây dựng kế hoạch cụ thể và chỉ đạo tổ chức thực hiện việc tuyên truyền sâu rộng tới toàn thể cán bộ, giáo viên, học sinh thành phố thực hiện tốt các quy định về đảm bảo trật tự công cộng và vệ sinh môi trường; phát động phong trào "Giáo viên, học sinh thành phố Bắc Giang chấp hành tốt luật lệ ATGT và trật tự đô thị"; phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực".

16. Chủ tịch UBND các phường, xã căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ cụ thể của thành phố và địa phương để thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng kế hoạch triển khai và tổ chức thực hiện ở địa phương, đơn vị mình đạt hiệu quả và tạo chuyển biến rõ nét về công tác trật tự đô thị trên địa bàn.

17. Các thành viên Ban Chỉ đạo có trách nhiệm tổng hợp báo cáo tiến độ thực hiện nhiệm vụ, lĩnh vực được giao phụ trách theo quy định về Thường trực BCĐ và Tổ giúp việc.

18. Tổ giúp việc Ban chỉ đạo có trách nhiệm:                               

- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong Tổ.

- Kiểm tra, đôn đốc các đơn vị triển khai các nội dung của Kế hoạch này.

- Tổng hợp tình hình kết quả, tham mưu, đề xuất Ban chỉ đạo những định hướng, những giải pháp và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai tổ chức thực hiện Kế hoạch.

E. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Thành phố tổ chức hội nghị triển khai thực hiện kế hoạch - xong trong tháng 9/2008.

2. Thủ trưởng các phòng, ngành, đơn vị thành phố được giao chủ trì và Chủ tịch UBND các phường, xã xây dựng Kế hoạch lộ trình cụ thể, chi tiết - xong trước ngày 01/10/2008 để tổ chức thực hiện ở đơn vị mình; quyết tâm hoàn thành các nhiệm vụ chủ yếu theo phân kỳ thời gian nêu tại mục C của Kế hoạch.

3. Đài truyền thanh thành phố xây dựng kế hoạch cụ thể để có các chuyên mục, phóng sự tuyên truyền triển khai thực hiện kế hoạch; lưu trữ các thông tin, hình ảnh làm tư liệu tuyên truyền của thành phố; thường xuyên biểu dương những cơ quan, đơn vị, cá nhân làm tốt công tác trật tự đô thị; nghiêm khắc phê phán các đơn vị, cá nhân chưa làm tốt, có vi phạm...

4. Tổ chức thăm quan, học tập kinh nghiệm ở một số đô thị thực hiện tốt công tác quản lý trật tự đô thị.

5. Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng thành phố theo dõi sát sao, đánh giá kết quả thực hiện và tham mưu UBND thành phố khen thưởng đơn vị làm tốt, phê bình đơn vị làm không tốt gắn với công tác đánh giá thi đua 6 tháng và hàng năm của các đơn vị; đề xuất khen thưởng kịp thời động viên những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch.

6. Các thành viên Ban Chỉ đạo thành phố, phường, xã; các phòng, ban, đơn vị và các đoàn thể căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn thường xuyên kiểm tra, thực hiện theo Kế hoạch; phát hiện, xử lý hoặc đề xuất xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm các quy định về trật tự đô thị trên địa bàn thành phố.

7. Đề nghị các cấp uỷ Đảng tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo; MTTQ và các Đoàn thể nhân dân từ thành phố đến phường, xã tăng cường công tác giám sát các cấp chính quyền, các tổ chức và cá nhân trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ nói chung và kế hoạch của thành phố về "nâng cao chất lượng đô thị và quản lý đô thị", xây dựng kế hoạch cụ thể phối hợp với các cấp chính quyền tổ chức tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tích cực hưởng ứng và thực hiện Kế hoạch của thành phố.

8. Kế hoạch này được triển khai tổ chức thực hiện đến tất cả các cơ quan, đơn vị, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố từ tháng 10/2008 và xuyên suốt đến hết năm 2010. Căn cứ tình hình thực tiễn và yêu cầu nhiệm vụ trong từng thời gian cụ thể, Ban chỉ đạo sẽ xem xét điều chỉnh hoặc bổ sung nhiệm vụ mới cho phù hợp.

9. Chế độ báo cáo, họp sơ, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện và khen thưởng:

- Hàng tháng, quý, 6 tháng và cuối năm: Các phòng, ngành và đơn vị thành phố liên quan, UBND các phường, xã tổng hợp kết quả thực hiện báo cáo về UBND thành phố (phòng Quản lý đô thị, Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo nhận).

- Ban Chỉ đạo thành phố họp mỗi quý 01 lần để kiểm điểm, đánh giá kết quả chỉ đạo, thực hiện theo Kế hoạch.

- UBND thành phố tổ chức kiểm điểm vào cuối năm 2008, sơ kết vào cuối năm 2009 và tổng kết thực hiện Kế hoạch vào cuối năm 2010.

- Định kỳ hàng năm (hoặc đột xuất) đơn vị, cá nhân có thành tích được khen thưởng; đơn vị, cá nhân có vi phạm tùy theo mức độ sẽ bị xử lý theo quy định.

Giao phòng Quản lý đô thị, Tổ giúp việc Ban chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp kết quả tổ chức thực hiện của các cơ quan, đơn vị; tham mưu, đề xuất biện pháp để giải quyết những khó khăn, vướng mắc, kịp thời báo cáo UBND thành phố./.

 

Nơi nhận:

- UBND tỉnh (để B/c);

- TT Thành ủy, HĐND, UBND TP (để B/c);

- Các Ban Đảng; MTTQ và các Đoàn thể nhân dân TP;

- Hội đồng TĐ-KT thành phố;

- Các phòng, ban, ngành, đơn vị (để T/h);

- Đảng ủy, HĐND, UBND các phường, xã (để T/h);

- Đài Truyền thanh TP (để tuyên truyền);

Bản điện tử:

- LĐ, CVVP;

- Lưu: VT.

TM. BAN CHỈ Đ O

TRƯỞNG BAN

 

 

(Đã ký)

 

 

CHỦ TỊCH UBND THÀNH PHỐ

Nguyễn Sỹ Nhận