Thứ hai, 03 Tháng 06 Năm 2024

Chuyên mục Chuyên mục

Ảnh Ảnh

      Thông tin cần biết

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 18,486
Tổng số trong ngày: 1,386
Tổng số trong tuần: 7,654
Tổng số trong tháng: 13,768
Tổng số trong năm: 959,780
Tổng số truy cập: 6,129,763

Hiệu quả nhờ sử dụng chế phẩm sinh học xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản ở thành phố Bắc Giang

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Lâu nay, việc xử lý tình trạng ô nhiễm nguồn nước nuôi trồng thủy sản luôn là nỗi băn khoăn của nhiều nông dân. Năm 2013, được Hội đồng khoa học công nghệ thành phố phê duyệt, Hội nông dân thành phố Bắc Giang đã triển khai thực hiện mô hình thử nghiệm sử dụng chế phẩm sinh học Suptyl Hanvet để cải tạo môi trường ao nuôi tại diện tích 4000m2 ao nuôi cá của hộ gia đình anh Nguyễn Chí Luyện, ở thôn Đồng, xã Song Mai. Kết quả bước đầu cho thấy: Việc sử dụng chế phẩm sinh học, không những cải thiện được môi trường ao nuôi, mà còn làm tăng hiệu quả kinh tế trên cùng một diện tích mặt nước.

Chúng tôi đến gia đình anh Nguyễn Chí Luyện vào đúng thời điểm gia đình anh đang thu hoạch đợt cá đầu tiên thực hiện mô hình “thử nghiệm nuôi cá sử dụng chế phẩm sinh học cải tạo môi trường ao nuôi” do Hội nông dân thành phố chủ trì ứng dụng. Nhìn những mẻ cá ngồn ngộn mới được kéo lên, chúng tôi cảm nhận được sự phấn khởi, rạng rỡ lộ rõ trên khuôn mặt của anh Luyện, khi biết gia đình anh vừa có một vụ cá bội thu. Chia sẻ với chúng tôi về hiệu quả mà chế phẩm sinh học xử lý nguồn nước đem lại, anh Nguyễn Chí Luyện phấn khởi nói: “sử dụng chế phẩm sinh học tạo môi trường nước trong sạch, hết dịch bệnh, cho con cá phát triển tốt. Trong quá trình nuôi, cá không còn hiện tượng nổi đầu và sức ăn rất tốt. Vì vậy trọng lượng của con cá cũng phát triển nhanh và đồng đều hơn rất nhiều.”

Theo tìm hiểu được biết, trong vụ cá vừa qua, gia đình anh Luyện nuôi chủ yếu là cá rô phi đơn tính. Ngoài ra gia đình anh còn nuôi ghép thêm một số loại cá khác như: chép, chim, trôi, mè…Sau khoảng 6 tháng chăn nuôi thực hiện mô hình này, lứa cá nhà anh phát triển khá tốt và đồng đều, trọng lượng bình quân ước đạt 1kg/mỗi con. Như vậy, với diện tích ao nuôi khoảng trên 4000m2 (Trong đó gia đình được Hội nông dân thành phố hỗ trợ 100% chế phẩm xử lý nguồn nước, 40% vốn cá giống và 30% tiền cám nuôi). Ước tính, trừ các chi phí đã được đầu tư, cũng như những hao hụt thất thoát do năm vừa qua thời tiết mưa lụt nhiều. Gia đình anh cũng thu lãi khoảng 70-80 triệu đồng/ mỗi lứa cá. Sản lượng cá ước đạt cao hơn so với trước khi áp dụng mô hình khoảng từ 10-15%.

 

Đánh giá về hiệu quả cũng như kế hoạch triển khai nhân rộng đề tài mô hình này, chị Ngụy Thị Vân- phó Chủ tịch Hội nông dân thành phố, chủ nhiệm đề tài cho biết: “Trước thực trạng các hộ nuôi thủy sản trên địa bàn thành phố thường xuyên bị ô nhiễm nguồn nước, gây ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi. Hội nông thành phố đã chủ động đề xuất với Hội đồng khoa học công nghệ thành phố thực hiện đề tài thí điểm mô hình nuôi cá sử dụng chế phẩm sinh học xử lý nguồn nước. Qua kết quả thực hiện mô hình cho thấy hiệu quả trong việc cải tạo môi trường ao nuôi rất khả quan: chế phẩm này không những đã giúp phân hủy các chất hữu cơ, chất cặn bã trong ao nuôi, mà còn giúp tăng miễn dịch, phòng bệnh cho cá. Với kết quả này, Hội sẽ tiếp tục tuyên truyền nhân rộng để các hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thành phố nắm bắt được và ứng dụng rộng rãi trong thời gian tới”

Thực tế cho thấy, việc sử dụng chế phẩm sinh học xử lý môi trường nuôi thủy sản trên địa bàn thành phố chưa được ứng dụng rộng rãi. Song hiệu quả từ mô hình thử nghiệm tại hộ anh Luyện đem lại đã chứng tỏ: sử dụng chế phẩm sinh học này đã cải tạo được môi trường ao nuôi, từ đó tạo môi trường thuận lợi cho con cá phát triển tốt và ít dịch bệnh. Đồng thời, hiệu quả kinh tế từ chăn nuôi cá đem lại cũng cao hơn hẳn so với nuôi thả thông thường.