Thứ bảy, 18 Tháng 05 Năm 2024

      Thông tin cần biết

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

アクセス中: 18,694
1日当たりのページのアクセス回数: 2,941
1週間当たりののページのアクセス回数: 29,614
1か月当たりのページのアクセス回数: 92,106
1年間当たりのページのアクセス回数: 869,361
ページのアクセス回数 : 6,039,344

Chuyên đề: PHÂN TÍCH NHÓM NGUYÊN NHÂN TRỰC TIẾP ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ SỐ GIỚI TÍNH KHI SINH Ở THÀNH PHỐ BẮC GIANG

|
ページビュー:
dark-mode-label OFF
font-size: A- A A+
Đọc bài viết

Tỷ số giới tính là một chỉ số nhân khẩu học phản ánh cơ cấu giới tính của một quần thể dân số, trong đó tỷ số giới tính khi sinh (SRB) thường được các nhà nhân khẩu học quan tâm nhất. SRB được xác định bằng số trẻ em trai được sinh ra trên một trăm trẻ em gái.Tỷ số này thông thường là 103-107/100. Một điểm lưu ý là giá trị của tỷ số này rất ổn định qua thời gian và không gian, giữa các châu lục, quốc gia, khu vực và chủng tộc người. Bất kỳ một sự thay đổi đáng kể nào của tỷ số này chệch khỏi mức sinh học bình thường này đều phản ánh những can thiệp có chủ định, ở các mức độ khác nhau đến sự cân bằng tự nhiên này. Điều đó cũng có nghĩa là để đưa ra một ước lượng chính xác về SRB cần có một số lượng mẫu nghiên cứu đủ lớn và hơn hết là một phương pháp nghiên cứu phù hợp. Những phân tích về SRB cho chúng ta hiểu rõ hơn các khía cạnh khác nhau của xã hội như truyền thống văn hóa, trình độ phát triển kinh tế, phúc lợi xã hội, thực thi pháp luật, dịch vụ y tế, đặc biệt là mức độ nhận thức và thực hành của người dân về bình đẳng giới. Những nghiên cứu trong lĩnh vực này đã chỉ ra một xu hướng biến động dân số không mong muốn, bắt đầu diễn ra từ những năm 1980 của thế kỷ trước. Đó là tình trạng gia tăng liên tục SRB ở một số quốc gia châu Á, nơi có quy mô và mật độ dân số cao hơn hầu hết các nước trên thế giới. Cùng với quá trình giảm sinh, xu hướng này có nguy cơ ngày càng lan rộng ở châu Á, đe dọa đến sự ổn định dân số toàn cầu.

Những quan ngại về khả năng Việt Nam cũng sẽ đối mặt với nguy cơ gia tăng SRB đã được đề cập lần đầu tiên trong những năm đầu của thế kỷ 21, sau khi kết quả của cuộc Tổng điều tra dân số năm 1999 được công bố. Tuy nhiên, những tranh cãi xung quanh câu chuyện này dường như bị lãng quên cho đến năm 2006 khi Tổng cục Thống kê (TCTK) với sự giúp đỡ về kỹ thuật của Quỹ Dân Số Liên Hợp Quốc (UNFPA) đã thu thập những số liệu quan trọng và công bố SRB của Việt Nam ở mức 110/100 theo kết quả cuộc Điều tra biến động dân số năm 2006 do cơ quan này tiến hành. Từ đó đến nay, UNFPA trong khuôn khổ của Chương trình Quốc gia VII, đã hỗ trợ Chương trình Dân số và Sức khỏe sinh sản của Việt Nam triển khai nhiều nghiên cứu ở các quy mô khác nhau, nhằm giám sát biến động của tỷ số này trên phạm vi cả nước và các vùng. Những kết quả thu được ban đầu đã được các cơ quan hữu quan công bố và bước đầu tạo ra sự chú ý của công luận và các nhà lãnh đạo các cấp.

Để xác định những khoảng trống trong kiến thức và hiểu biết về vấn đề này, năm 2015 UBND thành phố Bắc Giang đã phê duyệt đề tài nghiên cứu khoa học về Một số biện pháp nhằm giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh ở thành phố Bắc Giang và và giao cho Trung tâm Dân số - KHHGĐ thành phố là cơ quan chủ trì. Nghiên cứu này đã thu thập những thông tin cơ bản về thực trạng cũng như các nguyên nhân tác động đến hành vi lựa chọn giới tính trước khi sinh của người dân thành phố Bắc Giang.

Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu chuyên đề  Những tác động trực tiếp ảnh hưởng đến TSGTKS ở thành phố Bắc Giang” với mong muốn kết quả nghiên cứu của chuyên đề sẽ cung cấp những bằng chứng khoa học góp phần xác định những nguyên nhân trực tiếp tác động đến TSGTK. Từ đó đề xuất các giải pháp can thiệp hiệu quả sát thực góp phần thực hiện thành công Đề tài...