Thứ bảy, 18 Tháng 05 Năm 2024

      Thông tin cần biết

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

User Online: 2,570
Total visited in day: 2,720
Total visited in Week: 29,393
Total visited in month: 91,885
Total visited in year: 869,140
Total visited: 6,039,123

Chuyên đề: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM GIẢM TỶ SỐ GIỚI TÍNH KHI SINH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

|
Views:
dark-mode-label OFF
Font size: A- A A+
Đọc bài viết

ĐẶT VẤN ĐỀ

Tỷ số giới tính khi sinh (TSGTKS) là tỷ số giữa số trẻ em trai được sinh ra còn sống trên một trăm trẻ em gái được sinh ra còn sống trong một thời gian xác định, thường là một năm tại một quốc gia, một vùng hay một tỉnh. Thông thường tỷ số này nằm trong khoảng 103-107 trẻ em trai cho mỗi 100 trẻ em gái khi sinh.

Theo kết quả phân tích số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở 0 giờ ngày 1/4/2009 cho ta thấy rằng TSGTKS ở Việt Nam tăng lên mức 110,6 trẻ em trai trên 100 trẻ em gái, cao hơn đáng kể so với chuẩn sinh học bình thường dao động trong khoảng 104-106 trẻ em trai trên 100 trẻ em gái. TSGTKS có xu hướng ngày càng tăng, năm 1979 tỷ số này là 105, năm 1989 là 106, năm 1999 là 107, năm 2009 là 110,6 tăng lên 112,4 năm 2012( tương đương với Trung Quốc năm 1989). Dự báo trong thời gian tới nếu có sự can thiệp tích cực thì TSGTKS của nước ta sẽ tăng lên khoảng 115 vào năm 2020 sau đó giảm dần và trở về mức 105 vào năm 2025 và nếu không có sự can thiệp thì TSGTKS sẽ tăng lên khoảng 125 vào năm 2020 và tiếp tục duy trì ở mức này cho đến năm 2050, sau đó mới có thể giảm dần. TSGTKS hiện nay đang có sự khác biệt rõ ràng giữa các vùng trên cả nước, tỷ số này cao nhất là Đồng bằng sông Hồng 115,4 và thấp nhất là Tây nguyên đang ở mức 105,6

Tại tỉnh Bắc Giang, theo kết quả Cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 và các số liệu báo cáo hàng năm của Chi cục Dân số-KHHGĐ cho thấy TSGTKS tăng mạnh qua các năm (năm 2001 là 106/100; năm 2009 là 116,8/100; năm 2010 là 118,7/100). Bắc Giang là một trong 4 tỉnh có tỷ số giới tính khi sinh cao nhất cả nước; hiện nay TSGTKS trên toàn tỉnh ở mức rất cao so với toàn quốc và so với TSGTKS tự nhiên, đó là một thách thức lớn cho công tác y tế - dân số trong những năm tiếp theo trên địa bàn tỉnh.

Tại thành phố Bắc Giang trong những năm gần đây TSGTKS của Thành phố có biến động gia tăng đáng kể và không ổn định (năm 2010 là 105, năm 2011 là 114/100; năm 2012 là 104,2/100  năm 2014 là 110,9/100). TSGTKS có ý nghĩa quyết định đến tỷ số giới tính chung của dân số và qua đó ảnh hưởng đến nhiều vấn đề kinh tế, văn hóa và an sinh xã hội. Tỷ số giới tính chung dao động trong khoảng từ 95-105/100, có nghĩa là cứ 100 người nữ thì có từ 95-105 người nam; tỷ số giới tính chung của dân số được duy trì ở mức cân bằng đảm bảo cho quá trình tái sản xuất dân số cũng như giảm thiểu các tác động tiêu cực của tình trạng mất cân bằng giới tính trong độ tuổi kết hôn, trong nguồn lao động, trong việc thực thi các chính sách chế độ chăm sóc sức khỏe và giáo dục.

Hiện nay chưa có nghiên cứu đánh giá về mặt khoa học nào để tìm ra những nguyên nhân căn bản tác động làm tăng TSGTKS trên địa bản thành phố trong những năm qua, từ đó có giải pháp can thiệp hiệu quả. Vì vậy năm 2015, Trung tâm Dân số - KHHGĐ  đã tiến hành tiến hành nghiên cứu Đề tài khoa học cấp cơ sở về "Một số biện pháp nhằm giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh”, sau khi tiến hành điều tra nghiên cứu tại 5 phường xã : Lê Lợi, Thọ Xương, Đa Mai, Dĩnh Trì, Tân Tiến, trên cơ sở đó phân tích thực trạng và tìm ra những nguyên nhân căn bản làm tăng TSGTKS trên địa bàn thành phố trong thời gian qua.

Trong khuôn khổ đề tài “Một số biện pháp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh ở thành phố Bắc Giang”, chúng tôi tiến hành nghiên cứu chuyên đề “Đề xuất một số biện pháp nhằm giảm tỷ số giới tính khi sinh trên địa bàn thành phố

Chúng tôi hy vọng kết quả nghiên cứu của Chuyên đề này sẽ là những đề xuất các giải pháp, phương hướng nhằm giảm TSGTKS trên địa bàn thành phố trong thời gian tới đảm bảo đáp ứng yêu cầu về lý luận, yêu cầu của thực tiễn với giá trị và ý nghĩa khoa học góp phần thực hiện mục tiêu chung của Đề tài.

Bố cục của chuyên đề này gồm 03 phần chính

I. Mục tiêu, nội dung, đối tượng, phương pháp và phạm vi nghiên cứu

II. Kết quả nghiên cứu

III. Kết luận và đề nghị

I. MỤC TIÊU, NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

A. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1. Mục tiêu chung

Mô tả thực trạng tỷ số giới tính khi sinh trên địa bàn toàn thành phố và đề xuất phương hướng, giải pháp can thiệp nhằm giảm TSGTKS, góp phần giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh trên địa bàn thành phố Bắc Giang.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Mô tả, đánh giá thực trạng TSGTKS.

2.2. Đề xuất phương hướng, giải pháp can thiệp nhằm giảm TSGTKS trên địa bàn thành phố trong thời gian tới.

B. NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1. Nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu, phân tích các nguồn số liệu về tỷ số giới tính khi sinh trên địa bàn thành phố, và các xã mà đề tài nghiên cứu.

Đề xuất giải pháp nhằm giảm TSGTKS trong thời gian tới.

2. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu tại địa bàn bao gồm:

- Số trẻ em được sinh ra theo năm từ năm 1010-2014

- Các cặp vợ chồng sinh con giai đoạn 2010-2014

3. Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu, mô tả cắt ngang

Sử dụng 2 phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp Thống kê: Thu thập và phân tích số liệu về TSGTKS trong những năm gần đây qua các nguồn số liệu thống kê của cơ quan Dân số các cấp.

- Phương pháp điều tra xã hội học

+ Phương pháp định lượng: Dùng bảng hỏi phỏng vấn các cá nhân đối tượng nghiên cứu.

+ Phương pháp định tính: Phỏng vấn sâu đối tượng để thu thập thông tin  nghiên cứu đánh giá.

* Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

* Cỡ mẫu và cách chọn mẫu cho nghiên cứu điều tra xã hội học có phân tích

* Cỡ mẫu :

- Đối tượng các cặp vợ chồng có vợ trong độ tuổi sinh đẻ và sinh con trong khoảng thời gian 05 năm ( từ tháng 01/ 2010 đến hết tháng 12/2014) theo công thức tính cỡ mẫu cho ước lượng 1 tỷ lệ (500 cặp) :

n = Z     

     Trong đó:

+ n: cỡ mẫu cần thiết cho nghiên cứu

+ : mức ý nghĩa (= 0,05), có Z = 1,96

+ p = 0,9 (p = 90% : Theo số liệu năm 2013, tỷ số giới tính khi sinh nam/100nữ của thành phố Bắc Giang là 110 /100,  nghĩa là số trẻ nữ được sinh ra chỉ bằng 90% số trẻ nam).       

          - d : mức độ chính xác kỳ vọng = 0,05        

Thay số vào công thức, tính được n = 95. Dự phòng phiếu không hợp lệ 5%; Do đó, số đối tượng cần để điều tra 1 xã là: (95 x5%) +95= 100. Vậy 1 xã số cặp vợ chồng cần điều tra là 100 cặp. Tổng số đối tượng điều tra là 500 cặp (5 xã)

- Đối tượng tham gia phỏng vấn sâu trên địa bàn của 5 xã, phường thuộc địa điểm nghiên cứu: 25 người.

* Cách chọn mẫu:

+ Chọn xã/phường nghiên cứu theo phương pháp chọn đại diện theo các vùng, các phía (phường Đa Mai, phường Trần Nguyên Hãn, xã Tân Tiến, xã Dĩnh Trì và phường Lê Lợi).

+ Chọn đối tượng nghiên cứu là các cặp vợ chồng sinh con trong thời gian 05 năm từ tháng 01/2010 đến hết tháng 12/2014 theo phương pháp ngẫu nhiên, hệ thống:

·        Tại mỗi xã/ phường lập danh sách toàn bộ cặp vợ chồng có sinh con trong giai đoạn từ tháng 01/2010 đến hết tháng 12/2014; đồng ý tham gia nghiên cứu; xếp theo vần A,B,C…(Bảng chữ cái Việt Nam) đến hết.

·        Trên cơ sở kích thước mẫu nghiên cứu của từng xã/phường, tính hệ số k.

·        Chọn số 01 đối tượng trong danh sách được lập, từ đối tượng đó chọn các đối tượng tiếp theo đến khi đủ kích thước mẫu nghiên cứu của từng xã/phường trên cơ sở hệ số k.

·         Chọn các đối tượng nghiên cứu tham gia phỏng vấn sâu:

Thực hiện ở mỗi xã nghiên cứu 05 phỏng vấn sâu, đối tượng gồm các thành phần: 03 cặp vợ chồng có vợ trong độ tuổi sinh đẻ đã sinh con trong khoảng thời gian từ 01/2010 đến hết tháng 12/2014, trong đó 01 cặp sinh con đầu lòng, 01 cặp sinh con thứ 2, 01 cặp sinh con thứ 3 trở lên (ưu tiên chọn cặp sinh con một bề); 01 người thân trong gia đình cặp vợ chồng điều tra ; 01 người cao tuổi trong cộng đồng. Như vậy, tổng số 05 phỏng vấn sâu x 04 xã, phường = 20 phỏng vấn sâu.

+ Thảo luận nhóm: Mỗi xã thực hiện 01 thảo luận nhóm, khoảng 8-10 người, gồm đại diện: Trạm y tế xã, thanh niên, phụ nữ, tư pháp, thống kê, Đảng ủy, Chính quyền...

 4. Phạm vi nghiên cứu.

Nghiên cứu các nguồn số liệu về TSGTKS trên địa bàn toàn thành phố và tại địa bàn điều tra nghiên cứu đại diện 5 xã, phường ( phường Đa Mai, Thọ Xương, Lê lợi, Dĩnh Trì, Tân Tiến).

II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Mô tả thực trạng Tỷ số giới tính khi sinh trên địa bàn thành phố giai đoạn 2010-2014.

1.1. TSGTKS thành phố Bắc Giang giai đoạn 2010-2014

          - Theo kết quả điều tra dân số năm 2010-2014, TSGT của nhóm trẻ dưới 5 tuổi ở thành phố Bắc Giang có sự gia tăng nhanh trong 5 năm qua. Cụ thể là nhóm trẻ dưới 1 tuổi tăng từ 105/100 năm 2010 lên 110,9/100 năm 2014 nhóm 1-4 tuổi tăng từ 101,8/100 năm 2010 lên 110,6/100 năm 2014.

Biểu 1. TSGT nhóm trẻ em dưới 5 tuổi giai đoạn 2010-2014

(Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở  TCTK)

Qua đồ thị, ta thấy TSGT của cả 2 nhóm trẻ dưới 1 tuổi và từ 1 đến dưới 5 tuổi đều tăng cao, trong đó nhóm dưới 1 tuổi tăng rất cao trong giai đoạn 5 năm từ 2010 đến 2014.

 - TSGTKS của thành phố Bắc Giang đang có xu hướng diễn biến phức tạp, bảng 1 cho ta thấy.

Bảng 1. Tỷ số giới tính khi sinh của thành phố Bắc Giang giai đoạn 2010-2014

Năm

2010

2011

2012

2013

2014

TSGTKS

105

114

114,2

110,5

110,9

(Nguồn: Báo cáo thống kê chuyên ngành dân số hàng năm)

 

Biểu 2: Tỷ số giới tính khi sinh của thành phố Bắc Giang từ 2010-2014

Nhận xét: TSGTKS của thành phố Bắc Giang đang có xu hướng diễn biến phức tạp:

Năm 2010 TSGTKS là 105 nam/100 nữ, năm 2011 tăng vọt lên 114nam/100 nữ, Năm 2012 là 114,2 nam/100 nữ; đến năm 2013 giảm còn 110,5; năm 2014 tỷ số này lại tăng 0,4 điểm % là 110,9 nam/100 nữ.

 

 

 

 

 

Bảng 2: Chỉ số giới tính khi sinh Nam/nữ của thành phố Bắc Giang trong 5 năm (2010-2014)

 

Năm

Sinh lần 1

Sinh lần 2

Sinh lần 3

Chỉ số giới tính trung bình

T

Số sinh

Số trẻ nam

Số trẻ nữ

Chỉ số giới tính

T

Số sinh

Số trẻ nam

Số trẻ nữ

Chỉ số giới tính

T

Số sinh

Số trẻ nam

Số trẻ nữ

Chỉ số giới tính

2010

964

505

459

110

797

383

415

92.2

64

47

17

276

105.4

2011

988

523

465

112,4

782

403

379

106,3

55

45

10

450

114

2012

1179

609

570

106.8

1189

603

586

112,3

112

89

23

386

114,2

2013

1059

542

517

104.8

969

488

481

101.4

108

89

19

468

110,5

2014

971

509

462

110

970

486

484

100

73

63

10

630

110,9

 

Biểu đồ 2: Chỉ số giới tính khi sinh nam/100nữ của các lần sinh trong 5 năm 2010-2014

-

Nhận xét: Ở lần sinh thứ nhất, tỷ số giới tính khi sinh ở thành phố Bắc Giang là 109 nam/100 nữ (cao hơn mức sinh học tự nhiên khoảng 2 đến 6 điểm phần trăm); ở lần sinh thứ 2 xuống còn 102,5/100; và đặc biệt cao ở lần sinh thứ 3 trở lên là 420 nam/100 nữ.

1.2. TSGTKS theo thứ tự sinh và giới tính

Bảng 3. TSGTKS theo thứ tự sinh của 5 phường, xã nghiên cứu

giai đoạn 2010-2014

(Nguồn Trung tâm  Dân số - KHHGĐ)

TSGTKS

TSGTKS chung

Con thứ 1

Con thứ 2

Con thứ 3

Toàn thành phố

110.3

109

102,5

420

1

Lê Lợi

107

116.5

92

450

2

Thọ Xương

113.4

105.4

108.7

320

3

Đa Mai

119.5

117.2

102

520

4

Dĩnh Trì

126.5

112

114

460

5

Tân Tiến

120.7

113.7

101

423

 

Nhận xét và bàn luận:

Theo kết quả nghiên cứu ở bảng 1 biểu đồ 1 cho thấy ở thành phố Bắc Giang trong 5 năm (2010-2014) có chỉ số giới tính khi sinh trung bình là 110,3 nam/ 100 nữ, cao hơn mức sinh học tự nhiên khoảng 3,3 điểm % ( trong khi chuẩn sinh học bình thường dao động ở mức 103-107 nam/100 nữ); tính riêng cho từng năm 2010 là 105/100 (Bắc Giang 118,7/100); năm 2011 tăng cao 114/100 (Bắc Giang 119,7); năm 2012 114,2/100 (Bắc Giang 118,5); năm 2013 giảm còn 110,5/100, năm 2014 lại tăng lên là 110,9/100.

Như vậy ở thành phố Bắc Giang  tỷ số giới tính khi sinh bắt đầu tăng cao vào năm 2011, năm 2012 (thấp hơn mức bình quân chung của tỉnh nhưng cao hơn mức bình quân chung toàn quốc ) và cao hơn mức cân bằng tự nhiên 7 điểm %.

Xét về chỉ số giới tính theo số lần sinh: Trong năm năm 2010-2014: Ở lần sinh đầu tiên (lần 1) có chỉ số giới tính khi sinh là 109 nam/100 nữ (Toàn quốc là 110,2; tỉnh Bắc Giang 112,5); sinh lần 2 là 102.5 (toàn quốc 109) lần thứ 3 trở lên là 442 nam/100 nữ (Bắc Giang 211). Như vậy ở thành phố Bắc Giang cũng nằm trong bối cảnh chung như ở tỉnh và toàn quốc đều có giới tính khi sinh trẻ em nam/trẻ em nữ tăng cao ngay từ lần sinh đầu tiên, đặc biệt là số trẻ em là con thứ 3 trở lên được sinh ra có chỉ số giới tính khi sinh là rất cao 420 nam/100 nữ. Như vậy ở thành phố Bắc Giang nhiều cặp vợ chồng đã thực hiện việc lựa chọn giới tính trước sinh ở lần sinh thứ nhất và đặc biệt ở lần sinh cuối cùng.

Với đặc trưng văn hóa Á đông, lựa chọn giới tính ở Việt Nam nói chung và Bắc Giang nói riêng chủ yếu là để đáp ứng nhu cầu có con trai. Thực tế, chưa có nghiên cứu nào cụ thể về TSGTKS theo thứ tự sinh ở Việt Nam cũng như Bắc Giang, song theo tổng hợp sơ bộ của 5/16 xã, phường của thành phố Bắc Giang cũng cho kết quả là TSGTKS ở thành phố Bắc Giang trong mỗi lần sinh có sự khác biệt đáng kể, đặc biệt là ở lần sinh thứ ba, thứ tư trở lên, tỷ số này tăng đột biến.

Qua bảng tổng hợp của 5 xã, phường trên, ta thấy đã có sự gia tăng TSGTKS ngay từ lần sinh đầu tiên. Đặc biệt ở lần sinh thứ 3, TSGTKS cao gấp gần 3 lần so với lần sinh thứ nhất, lần sinh thứ 4 trở lên, tỷ số này cao gấp khoảng 4 lần so với lần sinh thứ nhất, cao gấp 3,6 lần so với toàn quốc và ở mức trên  400. Trong khi trên phạm vi toàn quốc vào năm 2009, ở lần sinh thứ 3 trở lên, TSGTKS là 115,5/100. Không phải ngẫu nhiên mà ba năm liên tục, sự gia tăng TSGTKS ở lần sinh thứ ba, thứ tư trở lên luôn ở mức cao gấp nhiều lần so với TSGTKS chung và TSGTKS ở lần sinh thứ nhất, thứ hai. Điều này có nghĩa là, một số cặp vợ chồng có thể đã thực hiện lựa chọn giới tính thai nhi ngay trong lần sinh đầu tiên. Điều này hiếm gặp ở những quốc gia lân cận cũng có tình trạng mất cân bằng GTKS như Việt Nam.

Một phát hiện nữa ở bảng số liệu trên, đó là TSGTKS thành phố Bắc Giang cao ở lần sinh đầu tiên, ở lần sinh thứ 2 thấp hơn lần sinh thứ nhất, giống như trên phạm vi quốc gia năm 2010, TSGTKS lần sinh thứ 2 (109/100) thấp hơn lần sinh đầu tiên (110,2/100)[1].

2. Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở thành phố Bắc Giang:

- Nguyên nhân thứ nhất là do ảnh hưởng của tư tưởng nho giáo truyền thống, nối dõi tông đường đã làm cho tâm lý ưa thích con trai, quan niệm có con trai mới được xem như là đã có con, không có con trai là tuyệt tự, muốn có con trai để thờ cúng tổ tiên, phát triển dòng tộc, người chống là con trưởng. Theo kết quả điều tra tại địa bàn nghiên cứu ta thấy tỷ lệ đối tượng muốn sinh con trai trong dự kiến sinh thêm có đến 82,8% mong muốn có người nối dõi tông đường, 71% trả lời mong muốn có nếp, có tẻ. Nhiều hơn cả là ở xã Dĩnh Trì 89,7% cần có người nối dõi tông đường và ở phường Lê Lợi mong muốn có nếp có tẻ là 75%.

- Nhóm nguyên nhân thứ 2 là do áp lực từ cộng đồng: Theo kết quả điều tra tại địa bàn nghiên cứu có trên 39,4% người được hỏi trong phạm vi nghiên cứu này cho rằng cộng đồng xung quanh họ đang bị áp lực phải sinh con trai. Trong đó, áp lực về người chăm sóc khi về già chiếm 56,4%; áp lực phải có người nối dõi tông đường chiếm 87,1%.

 

 

 

 

 

 

 

Bảng 4. Tỷ lệ địa phương có áp lực sinh con trai theo phường, xã

 

Tân Tiến

Dĩnh Trì

Thọ Xương

Đa Mai

Lê Lợi

Toàn thành phố

SL

TL

%

SL

TL

%

SL

TL

%

SL

TL

%

SL

TL

%

SL

TL

%

 

n

100

100

100

100

100

100

100

100

100

100

500

100

 

1. Có

59

59

56

56

37

37

32

32

13

13

197

39,,4

 

2. Không

41

41

44

44

63

63

68

68

87

87

303

60,6

 

3.Không trả lời

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

 

 

Bảng 5. Lý do cộng đồng bị áp lực phải sinh con trai theo phường, xã

       

Lý do                

Tân Tiến

Dĩnh Trì

Thọ Xương

Đa Mai

Lê Lợi

Toàn thành phố

SL

TL

%

SL

TL

%

SL

TL

%

SL

TL

%

SL

TL

%

SL

TL

%

n

76

74

54

52

47

303

1. Có người nối dõi tông đường

67

88,1

66

89,1

47

87

45

86,5

39

82,9

264

87,1

2. Có thêm lao động

8

10,5

7

10,7

2

3,7

3

5,7

0

0

20

6,6

3.Có người chăm sóc khi về già

43

56,5

44

59,4

30

55,5

29

55,7

25

53,1

171

56,4

4. Có nếp có tẻ

52

68,4

53

71,6

29

53,7

30

66,6

23

48,9

187

61,7

5. Khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tại biểu trên cho thấy trong tổng số người trả lời có áp lực từ cộng đồng thì áp lực lớn nhất vẫn là để có người nối dõi tông đường chiếm tỷ lệ 87,1% và thấp nhất là để có thêm lao động chiếm tỷ lệ 6,6%. Chiếm tỷ lệ cao nhất là xã Dĩnh trì (89,1%).

- Nhóm nguyên nhân thứ 3: các dịch vụ y tế có liên quan đến lựa chọn giới tính khi sinh: Trong tổng số 500 phụ nữ được hỏi có 344 phụ nữ (69% ) số người đã tìm hiểu thông tin về sinh con theo ý muốn; trong đó qua sách báo, tài liệu là 43%;  có 36,2% số người được hỏi trả lời đã áp dụng theo lời khuyên của bác sỹ, thầy lang để lựa chọn giới tính cho con họ;  phương pháp áp dụng cao nhất là siêu âm ngày rụng trứng : có 72,4 % cặp vợ chồng áp dụng phương pháp này.

Bảng 6. Tỷ lệ các cặp vợ chồng áp dụng phương pháp để sinh con theo ý muốn theo phường, xã (thông tin về cộng đồng)

 

Tổng số người được hỏi

Thọ Xương (n=100)

Đa Mai (n=100)

Dĩnh Trì (n=100)

Tân Tiến (n=100)

 

Lê Lợi (n=100)

SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%

60

 

72

 

75

 

79

 

58

 

Đọc sách báo, tài liệu

27

45

22

30,5

17

22,6

17

21,5

25

43

Theo lời khuyên BS, thầy lang

42

70

47

65,2

51

68

52

65,8

21

36,2

Siêu âm ngày rụng trứng

42

70

49

68

48

64

47

59,4

42

72,4

Tính ngày giờ quan hệ

9

15

16

22,2

17

22,6

17

21,5

8

13,7

Hỏi người có kinh nghiệm

25

41,6

15

20,8

18

24

19

24

12

20,6

Xem tử vi, cầu thánh thần

5

8,3

3

4,1

8

10,6

7

8,8

0

Thực hiện chế độ ăn kiêng

6

10

13

18

14

18,6

15

18,9

9

15,5

Khác

5

8,3

7

9,7

6

8

5

6,3

2

3,4

Theo kết quả biểu 6: Tìm hiểu về phương pháp áp dụng sinh con theo ý muốn ở 344 phụ nữ trong tổng số 500 phụ nữ được hỏi (69% số người đã tìm hiểu thông tin về sinh con theo ý muốn); trong đó qua sách báo, tài liệu là 31,3%;  có 62% số người được hỏi trả lời đã áp dụng theo lời khuyên của bác sỹ, thầy lang để lựa chọn giới tính cho con họ;  phương pháp áp dụng cao nhất là siêu âm ngày rụng trứng: có 67 % cặp vợ chồng áp dụng phương pháp; 25,8% hỏi người có kinh nghiệm; 16,5% thực hiện theo chế độ ăn kiêng.

 Theo kết quả khảo sát, có 68% số người đã áp dụng các phương pháp trên thành công, số không thành công là 21%. Như vậy, rõ ràng đã có sự can thiệp một cách có chủ đích vào việc sinh đẻ theo hướng lựa chọn giới tính trước khi thụ thai và sự can thiệp đó phần nào đã có hiệu quả.

Theo kết quả khảo sát có 100% số phụ nữ sinh con trong thời kỳ mang thai bé gần đây nhất đã từng đi siêu âm thai, trong đó 100% biết giới tính thai nhi thông qua siêu âm.

Việc lạm dụng tiến bộ khoa học công nghệ để thực hiện lựa chọn giới tính trước khi sinh như áp dụng ngay từ trước lúc có thai (chế độ ăn uống, chọn ngày thụ thai..., trong lúc có thai (chọn thời điểm phóng noãn, chọn phương pháp thụ tinh....) khi đã có thai sử dụng siêu âm, bắt mạch, để chẩn đoán giới tính. Nhất là trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của y học, việc phát triển các cơ sở dịch vụ siêu âm, mở rộng các dịch vụ hành nghề y tế tư nhân cùng với việc nạo phá thai dễ dàng; các cặp vợ chồng đã chủ động tìm kiếm các kỹ thuật chẩn đoán giới tính trước sinh nếu chưa được như mong muốn họ sẽ tìm kiếm ở lần có thai sau và đặc biệt trong lần có thai thứ 3 trở lên.

Lạm dụng những tiến bộ khoa học công nghệ để thực hiện lựa chọn giới tính trước sinh như: Chọn chế dộ ăn uống, siêu âm ngày rụng trứng để chọn ngày phóng noãn, chọn thời điểm phóng noãn, siêu âm chẩn đoán giới tính, sinh kết hợp với phá thai chọn lọc giới tính....

Một số nguyên nhân phụ trợ:

Biểu 7. Tỷ lệ một số nguyên nhân phụ trợ theo phường, xã

TT

Chỉ số

Lê Lợi

Thọ Xương

Đa Mai

Dĩnh Trì

Tân Tiến

Toàn thành phố

SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%

n

100

100

100

100

100

100

100

100

100

100

500

100

1

Không bị phạt

42

42

53

53

57

57

68

68

69

69

289

57,8

2

Cán bộ địa phương không nhắc nhở

5

5

7

7

3

3

12

12

11

11

38

7,6

3

Nhiều dịch vụ cung cấp

69

69

75

75

71

71

68

68

69

69

352

70,4

4

Khác

0

0

0

0

0

0

Tại biểu 7 ta thấy còn một số lý do khác mà đối tượng muốn sinh con trai, đó là lý do có nhiều dịch vụ cung cấp chiếm 69,8%; Sau đó đến lý do không bị phạt chiếm 56,6%, nhiều nhất là xã Tân Tiến 69%, ít nhất là phường Lê Lợi (42%). Lý do không có người tuyên truyền nhắc nhở là 7,6 %.

Có thể nhận thấy công tác truyền thông vận động về dân số - KHHGĐ đặc biệt là những hệ lụy, hậu quả của việc chênh lệch tỷ số giới tính khi sinh trên địa bàn thành phố Bắc Giang cần có sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị; các ban nghành đoàn thể từ thành phố đến cơ sở để tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi từ đó thực hiện tốt chính sách dân số- KHHGĐ và không tham gia lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức.

3. Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm tỷ số giới tính khi sinh ở thành phố Bắc Giang

Qua kết quả nghiên cứu chuyên đề đã cho ta thấy thực trạng tỷ số giới tính khi sinh trên địa bàn thành phố Bắc Giang trong những năm qua và luôn vượt quá mức cân bằng tự nhiên từ 3 đến 7 điểm %, điều đó chứng tỏ rằng tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh đã đến mức báo động và hầu hết các phường xã đều có TSGTKS cao. Cũng qua nghiên cứu chuyên đề, trên cơ sở các bằng chứng khoa học cho ta thấy những bằng chứng chi tiết và đầy đủ về mất cân bằng giới tính khi sinh có liên quan tới hiện tượng lựa chọn giới tính trước sinh và mức độ phổ biến của hiện tượng này trong xã hội. Trên cơ sở thực trạng và hiện tượng phổ biến về hành vi lựa chọn GTKS, nhóm nghiên cứu Đề tài đã đề xuất các giải pháp nhằm giảm tỷ số giới tính khi sinh ở thành phố Bắc Giang:

3.1. Tăng cường truyền thông giáo dục, vận động để người dân nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi

UBND thành phố chỉ đạo Trung tâm Dân số - KHHGĐ thành phố chủ trì, phối hợp các ban ngành đoàn thể, các đơn vị có liên quan tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động; tuyên truyền, giáo dục là giải pháp quan trọng hàng đầu để làm thay đổi nhận thức về hậu quả của việc mất cân bằng giới tính khi sinh; thay đổi tư tưởng tâm lý coi trọng con trai hơn con gái.

Truyền thông, chú trọng đối tượng đích để tuyên truyền vận động, ngoài việc tuyên truyền đến đối tượng các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, cần chú trọng truyền thông đến đối tượng là người cao tuổi, vị thành niên, thanh niên, người có uy tín trong cộng đồng, dòng họ; những người cung cấp dịch vụ liên quan đến lựa chọn giới tính thai nhi; giáo dục DS/SKSS/KHHGĐ về giới tính, bình đẳng giới cho vị thành niên, thanh niên, nam nữ chuẩn bị kết hôn (Trung tâm Dân số - KHHGĐ tổ chức hội nghị cung cấp thông tin về mất cân bằng giới tính khi sinh và những hệ lụy, các quy định của nhà nước về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi. Tập trung biên soạn chương trình, nội dung tuyên truyền; lựa chọn sử dụng các biện pháp thông tin tuyên truyền hiệu quả và phù hợp với từng đối tượng).

UBND thành phố chỉ đạo phòng giáo dục thành phố thực hiện giáo dục về giới và bình đẳng giới trong, ngoài nhà trường với nội dung và hình thức thích hợp để giới trẻ thấy được hệ lụy của tình trạng MCBGTKS, cung cấp kiến thức về bình đẳng giới, định hình các giá trị bình đẳng giới cho thế hệ trẻ.

 Tư vấn trực tiếp cho đội ngũ thanh niên, thiếu niên, phụ nữ mang thai, sản phụ về thực trạng và hậu quả của việc mất cân bằng GTKS cũng như các văn bản nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi thông qua đội ngũ cán bộ tư pháp xã, đoàn thanh niên, cán bộ dân số - KHHGĐ.

Tuy nhiên như chúng ta đã biết bản chất của công tác dân số - KHHGĐ nói chung, can thiệp giảm thiểu mất cân bằng nói riêng Đảng ta đã khẳng định đây là một cuộc vận động lớn vì thế giải pháp chuyển đổi hành vi trong đó có việc tuyên truyền, vận động giáo dục thuyết phục người dân thấy, biết được ảnh hưởng của việc mất cân bằng giới tính khi sinh để mọi người tự giác thực hiện, không sinh con thứ 3 và không tham gia vào quá trình lựa chọn giới tính khi sinh mới thực sự đem lại hiệu quả bề vững, cũng cần xác định rõ từ chỗ nhận thức được cho tới việc thay đổi một phong tục tập quán đã có từ ngàn đời nay, không thể dễ dàng, một sớm một chiều mà phải xác định đây là một công việc lâu dài, đòi hỏi phải kiên trì bền bỉ và có niềm tin rằng cùng với cả tỉnh cả nước sẽ sớm thành công trong việc giảm tỷ số giới tính khi sinh, đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức sinh học bình thường.

3.2. Tăng cường thực thi pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi.

- UBND thành phố chỉ đạo Phòng y tế, Bệnh viện đa khoa, Trung tâm y tế thành phố: Thường xuyên giáo dục nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, nhân viên y tế thông qua các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn giới tính khi sinh, luật bình đẳng giới. Thực hiện xử lý nghiêm các đơn vị, cá nhân vi phạm thực hiện chẩn đoán giới tính thai nhi vì mục đích lựa chọn giới tính.

Hàng năm tổ chức thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở y tế tư nhân, đặc biệt cơ sở có khám và siêu âm sản phụ khoa, dịch vụ CSKSSS; các cơ sở đông y nhằm kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những trường hợp chẩn đoán giới tính thai nhi, phá thai vì lý do giới tính (Có biện pháp mạnh như lắp thiết bị giám sát, sử dụng nghiệp vụ điều tra để phát hiện ra các vi phạm); thông báo công khai, rộng rãi các đơn vị, các cá nhân vi phạm và kết quả xử lý.

- UBND thành phố chỉ đạo Phòng Văn hóa thông tin: Thường xuyên kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh văn hóa phẩm để phát hiện và xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm (sản xuất, cung cấp các sách báo, ấn phẩm liên quan đến lựa chọn giới tính thai nhi).

- UBND thành phố phối hợp với Sở Y tế, Sở Văn hóa - thể thao và du lịch thanh tra, kiểm tra, giám sát định kỳ và đột xuất các cơ sở đông y, cơ sở y tế có dịch vụ siêu âm, thanh tra, kiểm tra, giám sát định kỳ và đột xuất các cơ sở y tế có dịch vụ nạo, phá thai về thực hiện các quy định của pháp luật về thực hiện nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi. Thanh tra, kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh các loại sách, báo, văn hóa phẩm, thực hiện các quy định về giới và giới tính thai nhi của pháp luật.

3.3. Tăng cường cam kết chính trị, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.

- UBND thành phố chỉ đạo các ban, ngành, đơn vị, các cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở gắn trách nhiệm cụ thể của người đứng đầu trong việc thực hiện chính sách dân số - KHHGĐ.

Tiếp tục tăng cường cam kết trách nhiệm, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương để lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh; nâng cao trách nhiệm của cơ quan thông tin đại chúng, các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, các doanh nghiệp trong công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục tới các tầng lớp nhân dân chấp hành chính sách pháp luật về dân số, đặc biệt là quy định của pháp luật về các hành vi nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức.

Trước hết phải gắn trách nhiệm cụ thể của người đứng đầu các cấp ủy, chính quyền nhất là Bí thư, Trưởng thôn, tổ tưởng tổ dân phố các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức hội nghề nghiệp từ thành phố đến phường, xã, thôn, tổ dân phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, trường học y tế trong thực hiện mục tiêu về dân số - KHHGĐ nói chung và giảm tỷ số giới tính khi sinh nói riêng.

- Trung tâm Dân số - KHHGĐ tham mưu thực hiện cam kết xây dựng gia đình bình đẳng, hạnh phúc, không lựa chọn giới tính thai nhi đối với các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ (đặc biệt các cặp vợ chồng có nguy cơ lựa chọn giới tính thai nhi cao).

- Tại mỗi cộng đồng dân cư (thôn, phố) đưa quy định không lựa chọn giới tính thai nhi, không phân biệt đối xử giới tính vào hương ước, quy ước và tiêu chuẩn của cuộc vận động xây dựng gia đình, thôn tổ văn hóa, cơ quan văn hóa; (toàn thể cộng đồng phải có thái độ lên án mạnh mẽ các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi, nhất là loại bỏ thai nhi vì lý do giới tính).

- UBND thành phố chỉ đạo các cơ quan, đơn vị xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế, quy định không lựa chọn giới tính thai nhi, không phân biệt đối xử giới tính.

3.4. Về quy định, chính sách:

- UBND thành phố có chính sách hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt trẻ em là con gái thứ hai trong gia đình sinh con một bề là gái thông qua các hình thức hỗ trợ như: Hỗ trợ bảo hiểm y tế, học phí, ưu tiên khi xét tuyển, thi tuyển và tuyển dụng làm việc, ...

Tóm lại, để giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh ở thành phố Bắc Giang phải tiến hành đồng bộ các giải pháp từ truyền thông, chuyển đổi hành vi, các giải pháp về kinh tế xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, chất lượng dịch vụ về chăm sóc sức khỏe, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến việc xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật. Cần tập chung phổ biến các quy định của pháp luật về dân số nói chung, mất cân bằng giới tính và sinh con thứ ba trở lên nói riêng, công việc này phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, bền bỉ có sự tham gia trực tiếp của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội từ thành phố đến cơ sở.

III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

1. Kết luận:

Trong 5 năm (2010-2014) thành phố Bắc Giang có tỷ số giới tính khi sinh trung bình là 110,3 trẻ em trai/100 trẻ em nữ, trong đó cao nhất là năm 2012 tỷ số này là 114,2 năm/100 nữ. Năm 2013 giảm xuống còn 110,5 nam/100 nữ; Năm 2014 lại tăng lên 110.9 năm /100 nữ. Tỷ số giới tính ở nhóm trẻ 0-5 tuổi trong thành phố dao động từ 106,8% đến 107,7% và không thay đổi trong năm năm qua. Mối liên hệ giữa số con, thứ tự sinh và tỷ số giới tính thể hiện: Ở lần sinh đầu tiên (lần 1) chỉ số giới tính khi sinh là 110,2 trẻ em trai/100 trẻ em gái; lần sinh thứ 2 là 102nam/100 nữ; lần thứ 3 trở lên là 420 nam/100 nữ; chỉ số giới tính khi sinh trẻ em nam/trẻ em nữ tăng cao ngay từ lần sinh đầu tiên, đặc biệt số trẻ em là con thứ 3 trở lên có chỉ số giới tính khi sinh là rất cao là 420 nam/100 nữ.

 Các điều kiện thuận lợi cho việc tiếp tục gia tăng TSGTKS đó là: tâm lý ưa thích con trai vẫn còn ngự trị trong đa số người dân; đặc biệt là việc tiếp cận với công nghệ lựa chọn giới tính hết sức thuận lợi, là một địa phương gần thủ đô Hà Nội, các dịch vụ về công nghệ cũng phát triển nhanh. Qua phân tích số liệu điều tra nghiên cứu của chuyên đề cũng đã phần nào minh chứng cho tâm lý ưa thích con trai và lựa chọn giới tính trước sinh thông qua các dịch vụ công nghệ, đặc biệt là dịch vụ siêu âm xác định giới tính thai nhi.

2. Đề nghị:

- Đề nghị Sở y tế có biện pháp, cơ chế kiểm soát hiệu quả dịch vụ lựa chọn giới tính thai nhi.

- Đề nghị Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh hàng năm mở lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ truyền thông cho cán bộ làm công tác dân số - KHHGĐ từ thành phố đến cơ sở.

- Đề nghị UBND thành phố chỉ đạo các phòng, ngành, đơn vị, UBND các phường xã tăng cường thực hiện công tác dân số - KHHGĐ (đặc biệt kiểm soát tỷ số giới tính khi sinh trên địa bàn thành phố).

UBND thành phố quan tâm tăng cường đầu tư nguồn lực để giải quyết tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, đặc biệt là đầu tư nguồn lực để xây dựng chính sách dân số phù hợp với tình hình, điều kiện của địa phương và triển khai các hoạt động ứng dụng đề tài xuống cơ sở, cộng đồng có hiệu quả.

          - Đề nghị MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội thành phố cùng với chính quyền các cấp tăng cường công tác tuyên truyền, vận động tới đoàn viên, hội viên, giáo dục tới các tầng lớp nhân dân chấp hành chính sách pháp luật về dân số, đặc biệt là quy định của pháp luật về các hành vi nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức.

                                           Bắc Giang, tháng 10  năm 2015

CƠ QUAN QUẢN LÝ

KT.CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

 

Nguyễn Tiến Dũng

CƠ QUAN CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI

PHÓ GIÁM ĐỐC

Nguyễn Thị Thùy Ninh

NGƯỜI VIẾT CHUYÊN ĐỀ

Nguyễn Thị Hằng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo thống kê chuyên ngành Dân số - KHHGĐ của Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Bắc Giang từ năm 2010 đến năm 2014;

2. Báo cáo thống kê chuyên ngành Dân số - KHHGĐ của Tổng cục Dân số - KHHGĐ, Bộ Y tế hàng năm;

3. Niên giám Thống kê của Việt Nam từ năm 2010-2014;

4. Niên giám Thống kê tỉnh Bắc Giang năm từ 2010-2014

10. Kết quả điều tra về thực trạng tỷ số giới tính khi sinh trên địa bàn thành phố (từ tháng 01/2010 đến hết tháng 12/2014”