Thứ bảy, 18 Tháng 05 Năm 2024

      Thông tin cần biết

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

アクセス中: 2,630
1日当たりのページのアクセス回数: 2,729
1週間当たりののページのアクセス回数: 29,402
1か月当たりのページのアクセス回数: 91,894
1年間当たりのページのアクセス回数: 869,149
ページのアクセス回数 : 6,039,132

Chuyên đề: ẢNH HƯỞNG CỦA PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ CÁC PHONG TỤC TẬP QUÁN ĐẾN TỶ SỐ GIỚI TÍNH KHI SINH

|
ページビュー:
dark-mode-label OFF
font-size: A- A A+
Đọc bài viết

Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) đã ảnh hưởng đến một số nước ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong vài thập kỷ trở lại đây. Việt Nam trong những năm gần đây bắt đầu có sự gia tăng bất thường của tỷ số giới tính khi sinh (TSGTKS). Cho đến năm 1999, TSGTKS vẫn còn ở mức bình thường là 107 bé trai được sinh ra trên 100 bé gái nhưng theo kết quả cuộc Tổng

điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009 tỷ số này đã tăng lên nhanh chóng đến 110,5. Sự mất cân bằng của TSGTKS được coi như chỉ báo nhân khẩu học cho thấy sự bất bình đẳng giới vì nó phản ánh tình trạng phân biệt đối xử với phụ nữ và trẻ em gái ngay từ trước khi họ được sinh ra. Số liệu Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009 đã cung cấp một bức tranh chi tiết về quá trình tiến triển của TSGTKS theo thời gian, những khác biệt về mặt địa lý của tỷ số này theo vùng và theo tỉnh. Trong đó, Bắc Giang là 1 trong 10 tỉnh, thành phố có TSGTKS cao nhất toàn quốc ở mức 116,8. Khoảng cách quá lớn của chỉ số nhân khẩu học này so với mức sinh học tự nhiên là 105-108 bé trai được sinh ra trên 100 bé gái, đã phản ánh sự can thiệp có chủ đích làm phá vỡ thế cân bằng ổn định sinh học giữa số bé trai và bé giá được sinh ra trong xã hội, và phản ánh sự phân biệt đối xử có hệ thống đối với các bé gái từ trước khi được sinh ra. Các dự báo nhân khẩu học cho thấy rằng nếu TSGTKS tiếp tục tăng sau năm 2010, thì cấu trúc giới tính của dân số cả nước sẽ bị ảnh hưởng nặng nế. Những tác động của hiện tượng này sẽ ảnh hưởng đến các bé trai được sinh ra sau năm 2005 và bước vào độ tuổi lập gia đình vào năm 2030. Đến năm 2035, mức dư thừa nam giới trưởng thành sẽ chiếm mười phần trăm tổng số nam giới và thậm chí còn cao hơn nếu TSGTKS không trở lại mức bình thường trong hai thập kỷ nữa.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có một loạt các yếu tố khác nhau tác động đến sự gia tăng của TSGTKS, như tư tưởng trọng nam khinh nữ, mặt trái của sự phát triển y sinh học và những hạn chế của hệ thống an sinh xã hội. Trong đó, tâm lý ưa thích con trai, tư tưởng trọng nam khinh nữ được coi như nguyên nhân gốc rễ dẫn đến hành vi lựa chọn giới tính thai nhi làm gia tăng TSGTKS ở Việt Nam cũng như ở một số nước lân cận hiện nay.

Vậy mỗi yếu tố trên tác động ở mức độ nào đến tình trạng MCBGTKS thành phố Bắc Giang. Để xác định được vấn đề này, năm 2015 UBND thành phố Bắc Giang đã phê duyệt đề tài nghiên cứu khoa học về “Một số biện pháp nhằm giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh ở thành phố Bắc Giang” cho Trung tâm Dân số - KHHGĐ thành phố là cơ quan chủ trì. Nghiên cứu này đã thu thập những thông tin cơ bản về thực trạng cũng như các nguyên nhân tác động đến hành vi lựa chọn giới tính trước khi sinh của người dân trên địa bàn thành phố Bắc Giang.

Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu chuyên đề “Ảnh hưởng của phát triển kinh tế và các phong tục tập quán đến tỷ số giới tính khi sinh” với mong muốn kết quả nghiên cứu của chuyên đề sẽ cung cấp những bằng chứng khoa học góp phần xác định mức độ ảnh hưởng của những nguyên nhân cơ bản, gốc rễ tác động đến TSGTK. Từ đó đề xuất các giải pháp can thiệp hiệu quả sát thực góp phần thực hiện thành công Đề tài....