Thứ năm, 02 Tháng 05 Năm 2024

Chuyên mục Chuyên mục

Ảnh Ảnh

      Thông tin cần biết

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 11,419
Tổng số trong ngày: 4,010
Tổng số trong tuần: 31,968
Tổng số trong tháng: 11,232
Tổng số trong năm: 788,487
Tổng số truy cập: 5,958,470

"Hôn nhân đồng giới" theo quy định của Luật Việt Nam

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật luôn được xác định là khâu đầu tiên của quá trình thi hành pháp luật và có vai trò hết sức quan trọng trong việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân.

Vì vậy Đảng, Nhà nước đã ban hành hệ thống các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo và hệ thống pháp luật quy định rất cụ thể, như Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp Luật; Chỉ thị số 32CT/TW, ngày 9/12/200 của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật”; Luật phổ biến, giáo dục pháp luật… Đảng ta khẳng định “Phổ biến giáo dục pháp Luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ của toàn hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng”. Do vậy Thường Trực Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật thành phố (HĐ PBGD PL) đề nghị cấp ủy các cấp và các chi bộ tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo hệ thống chính trị ở cơ sở thực hiện tốt Kế hoạch công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật năm 2017 của HĐ PBGD PL thành phố, trong đó cần chú trọng Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2015); do có nhiều quy định mới so với Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, tuy đã qua hai năm thực hiện cho đến nay vẫn còn có ý kiến khác nhau do cách hiểu khác nhau như vấn đề về “Hôn nhân cùng giới và quyền kết hôn cùng giới”. Trong khuôn khổ bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đọc một số thông tin cơ bản làm cơ sở cho việc tìm hiểu, nghiên cứu để tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đúng quy định của pháp luật.

Hiện nay trên thế giới đã có 21 quốc gia và vùng lãnh thổ chính thức cho phép “hôn nhân đồng giới”. Riêng ở châu Á chưa có quốc gia nào cho phép “hôn nhân đồng giới”. Đặc biệt các nưới Hồi giáo ở Châu Phi, Tây Á nhìn nhận việc này như một thứ bệnh hoạn và bị ngăn cấm, trừng phạt nghiêm khắc. Tuy nhiên về bản chất hôn nhân là quyền tự nhiên của con người và thuộc phạm trù quyền con người (Khoản 1, Điều 16. Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền 1948), do vậy việc cấm đoán này đựơc coi là sự giới hạn, thậm chí là sự vi phạm quyền con người. Vì vậy phong trào đấu tranh ở nhiều nước với từng mức độ khác nhau đòi quyền kết hôn cùng giới diễn ra ngày càng lan rộng hơn. Vấn đề “Hôn nhân cùng giới và quyền kết hôn cùng giới” ở nước ta được thể hiện qua các thời điểm, cụ thể, là: Trước đây Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 có quy định 5 trường hợp bị cấm kết hôn, trong đó có kết hôn giữa những người cùng giới tính (Khoản 5, điều 10). Đến Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định cấm này đã bị loại bỏ. Điều này thể hiện, nhận thức của xã hội đã có sự đổi mới mạnh mẽ về quyền kết hôn, sự bình đẳng của người đồng tính và các cặp đôi cùng giới. Về mặt pháp lý luật hiện hành không còn cấm hôn nhân cùng giới. Tuy nhiên, không cấm không có nghĩa là cho phép các cặp đôi cùng giới đăng ký kết hôn, vì Luật Hôn nhân hiện hành đã quy định rõ: “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính (Điều 8). Bằng việc “không thừa nhận”, nhà nước ta thể hiện rõ quan điểm, lập trường của mình về vấn đề này. So với “cấm”, “không thừa nhận” thể hiện sự nhân văn, nhân đạo hơn. Tuy nhiên “không thừa nhận” ở đây cần hiểu đúng là Nhà nước không khuyến khích (Điều 36 Hiến pháp năm 2013), với quy định này, hiểu đúng bản chất vấn đề là Nhà nước ta vừa không cho phép đa thê, vừa không chấp nhận hôn nhân đồng tính, vì theo nghĩa “vợ”, “chồng” truyền thống thì phải là “đàn ông” cùng “đàn bà”. Và sẽ không thực hiện việc đăng ký kết hôn cho các cặp đôi cùng giới, do đó giữa họ không phát sinh quan hệ quyền và nghĩa vụ nếu tự chung sống với nhau như vợ, chồng. Hôn nhân thực tế là hiện tượng hai bên nam, nữ chung sống với nhau như vợ, chồng trước ngày 03/01/1987 (Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986)  nhưng không đăng ký kết hôn thì được Tòa án công nhận là vợ chồng khi ly hôn (Điều 3 Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội v/v thi hành luật hôn nhân và Gia đình). Theo kịch bản tương tự, thực tế đã, đang và sẽ xuất hiện tình trạng “hôn nhân cùng giới thực tế”. Điều này có nghĩa là: Tuy không thể đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và không được nhà nước công nhận là “vợ chồng”, nhưng các cặp đôi cùng giới hoàn toàn có thể làm đám cưới hay tổ chức hôn lễ theo phong tục truyền thống, sau đó chung sống với nhau như vợ chồng (tất nhiên việc này nhà nước không khuyến khích). Các trường hợp kết hôn cùng giới cần lưu ý rằng, bình thường thì sự chung sống giữa họ nếu “suôn sẻ” thì không sao, nhưng nếu “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” mà phải chia tay, hay khi một bên chết đi thì có thể sẽ phát sinh không ít hệ lụy phúc tạp, nhất là về tài sản và con cái (có thể là con nuôi), vì hiện nay pháp luật chưa quy định việc giải quyết hậu quả từ việc sống chung của người đồng tính. Trong hoàn cảnh hiện nay, pháp luật nước ta chưa cho phép kết hôn cùng giới. Tuy nhiên, việc hủy bỏ quyết định cấm kết hôn cùng giới trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 đã giúp cộng đồng những người đồng tính và các cặp đôi cùng giới bớt đi phần nào tâm lý bị xã hội, cộng đồng phân biệt, đối xử, kỳ thị mà đã cho phép họ hy vọng về sự thay đổi theo chiều hướng tích cực trong tương lai.

Xem chi tiết Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 dưới đây: