Thứ hai, 20 Tháng 05 Năm 2024

      Thông tin cần biết

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

User Online: 15,947
Total visited in day: 6,976
Total visited in Week: 10,331
Total visited in month: 104,662
Total visited in year: 881,917
Total visited: 6,051,900

Để khai thác hiệu quả tủ sách pháp luật

|
Views:
dark-mode-label OFF
Font size: A- A A+
Đọc bài viết
Hiện nay, 11/11 phường, xã của thành phố Bắc Giang đều có tủ sách pháp luật (TSPL) với tổng số 4.340 đầu sách. Nhằm quản lý chặt chẽ và khai thác hiệu quả TSPL, thành phố Bắc Giang đã đề ra 5 giải pháp và chỉ đạo các phường, xã tập trung thực hiện.

Hằng năm, mỗi phường, xã được Bộ Tư pháp trang bị khoảng 30 sách pháp luật  mới ban hành. Hiện trung bình mỗi phường, xã trên địa bàn thành phố có gần 400 đầu sách, trong đó có khoảng 30% văn bản đã hết hiệu lực pháp luật. TSPL được đặt tại trụ sở UBND xã, phường và được giao cho cán bộ tư pháp - hộ tịch (TP-HT) quản lý. Qua khảo sát, phần lớn các TSPL đều trong tình trạng "cửa đóng then cài", rất ít khi có người động đến. Chị Nguyễn Phương Thảo, cán bộ  TP-HT được giao quản lý TSPL phường Thọ Xương cho biết: "TSPL của phường thỉnh thoảng mới có cán bộ, công chức xã mượn, người dân rất ít đến đọc sách".  Hiện nay các xã, phường đều có hệ thống máy vi tính nối mạng Internet nên đa phần cán bộ, công chức xã khi cần đều tra cứu các văn bản pháp luật trên mạng nhanh chóng, tiện lợi, do đó ít sử dụng TSPL.

Để đưa sách pháp luật tới người dân, thành phố Bắc Giang đã thực hiện thí điểm luân chuyển sách pháp luật tới hai điểm Bưu điện văn hoá của xã Song Mai và phường Thọ Xương. Tuy nhiên, tại đây, sách pháp luật cũng thu hút rất ít người dân đến đọc. Chị Nguyễn Thị Văn - giao dịch viên tại điểm bưu điện văn hoá xã Song Mai cho hay: "Tủ sách của điểm bưu điện văn hoá xã có hơn 400 đầu sách, trong đó chỉ có hơn 22 sách pháp luật. Theo quy định thì mỗi quý, xã luân chuyển 25 đầu sách pháp luật tới điểm bưu điện văn hoá xã, tuy nhiên trong 5 tháng đầu năm 2009 UBND xã vẫn chưa luân chuyển sách tới đây. Người dân chủ yếu đến để truy cập Internet, rất ít người đến đọc sách pháp luật. Nguyên nhân một phần là do xã chưa quan tâm làm tốt công tác  tuyên truyền, giới thiệu về TSPL nên nhiều người chưa biết để đến đọc. Hơn nữa, do địa phương không thực hiện  nền nếp việc luân chuyển sách pháp luật về điểm bưu điện văn hoá xã, phần lớn sách pháp luật ở đây đã quá cũ và hết hiệu lực nên không thu hút độc giả".

 Trong khi tại trụ sở các phường, xã, TSPL gần như "đóng cửa" để đấy thì tại các thôn, tổ dân phố lại không có sách pháp luật để phục vụ nhân dân. Xã Song Mai và phường Trần Nguyên Hãn là hai đơn vị sớm thực hiện chủ trương luân chuyển sách pháp luật về Nhà văn hoá các thôn, tổ dân phố. Còn lại các phường, xã khác vẫn dè dặt trong việc thực hiện luân chuyển sách về cơ sở bởi số lượng sách pháp luật tại các phường, xã hạn chế, không đủ để luân chuyển về hết các thôn, tổ dân phố. Nhiều nơi không muốn luân chuyển sách vì sợ thôn, tổ dân phố chưa có tủ đựng sách và chưa có người quản lý tủ sách dẫn đến mất mát, hư hỏng. Do  chính quyền địa phương chưa có chế độ đãi ngộ người được giao trông coi, quản lý tủ sách nên nhiều người không mặn mà công việc này. Hiện tủ sách tại các thôn, tổ dân phố chủ yếu do trưởng thôn hoặc bí thư chi bộ quản lý. 

Để quản lý và khai thác hiệu quả TSPL trên địa bàn, UBND thành phố đã đề ra 5 giải pháp và chỉ đạo các phường, xã thực hiện. Theo đó, để xây dựng TSPL phong phú, đa dạng, khuyến khích các phường, xã hằng năm bố trí ngân sách mua những văn bản pháp luật cần thiết. Bên cạnh đó, vận động các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn và cán bộ, nhân nhân ủng hộ sách.

ở phường, xã không nhất thiết phải giao TSPL cho cán bộ TP- HT quản lý mà có thể giao cho cán bộ, công chức khác có thời gian, kinh nghiệm hoặc đã qua bồi dưỡng nghiệp vụ thư viện quản lý. ở thôn, tổ dân phố không nhất thiết giao tủ sách cho trưởng thôn, bí thư chi bộ quản lý, có thể giao tủ sách cho cán bộ ngành, đoàn thể hoặc người dân có điều kiện, tâm huyết, trách nhiệm trông coi, quản lý tủ sách.

 Nhằm tạo điều kiện thuận lợi, các phường, xã đầu tư cho mỗi thôn, tổ dân phố một tủ đựng sách.  Căn cứ vào điều kiện thực tế,  các phường, xã từng bước thực hiện việc luân chuyển sách pháp luật về điểm bưu điệnvăn hoá xã và nhà văn hoá các thôn, tổ dân phố. Chú ý chỉ luân chuyển những sách còn hiệu lực và thiết thực với người dân. Các thôn, tổ dân phố có tủ sách phải xây dựng quy chế phòng đọc, mở sổ phân loại, theo dõi, quản lý chặt chẽ việc mượn, đọc sách.

Để sách pháp luật đến được tay người dân, các phường, xã cần thông báo rộng rãi trên hệ thống truyền thanh cơ sở để toàn thể cán bộ, nhân dân biết đến mượn, đọc. Đồng thời, lựa chọn những văn bản pháp luật phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương và nhu cầu tìm hiểu của người dân để biên soạn thành tài liệu tuyên truyền sâu rộng tới các tầng lớp nhân dân địa phương.

Hằng năm, thành phố sẽ tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thư viện cho người được giao trông coi, quản lý tủ sách tại các phường, xã, thôn, tổ dân phố. Khuyến khích các phường, xã trích ngân sách địa phương hỗ trợ những người được giao trông coi quản lý TSPL (hiện mới có xã Song Mai hỗ trợ 50 nghìn đồng/tháng/người quản lý tủ sách thôn). Hằng năm, các phường, xã tổ chức tổng kết, đánh giá công tác quản lý, khai thác TSPL, động viên, khen thưởng những tập thể cá nhân làm tốt, xử lý trường hợp vi phạm.

Theo baobacgiang